Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ văn 12

0

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn, đầy đủ. Trong nội dung bài viết này, Butbi sẽ hướng dẫn các bạn tóm tắt tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, một bài kí đặc sắc và tiêu biểu nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua bài viết, các bạn sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm và làm tốt hơn với các đề văn yêu cầu phân tích bản tùy bút này.

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ văn 12
Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông số 1

Bản tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông” với ngòi bút tài hoa, uyên bác trong nghệ thuật của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã phác họa lên vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế trên nhiều phương diện về không gian, thời gian, lịch sử, văn hóa và thi ca làm nên nét đẹp trữ tình, thơ mộng của Hương giang.

Bài bút kí đã ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của sông Hương gắn liền với xứ huế mộng mơ đã đi vào lòng người và với truyền thống lịch sử lâu đười của xứ Huế. Ở mỗi thời điểm khác nhau con sông lại có những vẻ đẹp riêng biệt.

Khi sông Hương chảy ở vùng thượng nguồn, nó mang vẻ đẹp hoang dại tựa như “bản trường ca rừng già”, hay “như cô gái Di-gan” và “người mẹ phù sa”, một vẻ đẹp đầy tinh tế và say đắm lòng người. Khi về đến lòng thành phố, hai bên bờ sông nổi bật lên với màu đỏ rực của hoa đỗ quyên, sông Hương lúc này lại tựa như một cô gái thức giấc, liên tục chuyển dòng, tạo thành những hình cung, ôm trọn chân đồi Thiên Mụ, dòng sông lúc này rực rỡ đa màu sắc với sớm xanh, trưa vàng, chiều tím vẻ đẹp ấy khiến con người ta mê mệt.

Tạm rời xa thành phố, sông Hương lại tiến thẳng về hướng Bắc, nó ôm lấy đảo Cồn Hến chìm trong sương khói mờ ảo và giữa màu xanh biếc của tre trúc, vườn cau của làng Vỹ Dạ. Rồi đột ngột con sông lại rẽ sang hướng đông – tây và quay lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông trước khi quay về với biển, hình như còn vấn vương với kinh thành Huế, tựa như nỗi vấn vương, bịn rịn của nàng Kiều với Kim Trọng xưa kia.

Không những vậy sông Hương còn là một chứng nhân lịch sử, mang nhiều dấu ấn của lịch sử, thi ca. Đó là dòng sông đã chứng kiến biết bao trận chiến, những trận chiến bảo vệ đất nước, giành độc lập tự do, hào hùng bi tráng của dân tộc. Từ những dẫn chứng cụ thể, chi tiết về cái tuyệt mỹ của cảnh quan sông Hương, sự gắn bó lâu đời của sông Hương đối với lịch sử và văn hóa dân tộc, nhà văn đã khẳng định rằng sông Hương là “Dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp của tâm hồn đất nước”.

Tóm tắt bài Ai đã đặt tên cho dòng sông số 2

Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ca ngợi vẻ đẹp đa dạng của sông Hương gắn liền với xứ Huế mơ mộng đã đi vào lòng người cùng với truyền thống lịch sử xứ Huế.

Lúc ở thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp mãnh liệt và hoang dại, có biết bao ghềnh thác đáy vực bí ẩn. Chính vì vậy, sông Hương như bản trường ca của rừng già.

Lúc về đồng bằng, về với thành phố, sông Hương lại thơ mộng làm say đắm lòng người. Hai bên bờ sông nổi bật lên với màu đỏ chói lọi của hoa đỗ quyên. Dòng sông mềm mại như tấm lụa uốn cong, nó hiện lên như một bức tranh có đường nét, hình khối trôi lững lờ giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, cao đột ngột như VỌNG CẢNH, TAM THAI, LƯU BẢO. Sông hương còn mang vẻ đẹp đa sắc màu với sự biến ảo vi diệu: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương lững lờ trôi đi giống như điệu slow. Lúc này sông Hương giống như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát ngân vang trong một khoang thuyền nào đó. Dòng sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình thơ mộng, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử hào hùng bi tráng của dân tộc mà trên thế giới chẳng có dòng sông nào như thế. Và trước khi về với biển rộng, sông hương vẫn còn vấn vương, lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương, quyến luyến của nàng Kiều với Kim Trọng.

Ai đã đặt tên cho dòng sông tóm tắt số 3

Sông Hương dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau gắn với xứ Huế mộng mơ. Sông Hương khi ở vùng thượng lưu mang một vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm. Một dòng sông mang trong mình những vẻ huyền bí vẫn còn hoang sơ, vẻ đẹp của thiên nhiên mà ta không thể cưỡng nổi. Đoạn văn miêu tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và vùng ngoại vi thành phố hiện lên với vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng nên thơ. Sông Hương khi về đến đây, nó uốn mình thành những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tươi đẹp của nó. Dòng sông dường như có linh hồn, biết ý thức và đi tìm một thứ gì đó rất quan trọng với nó. Bằng cách vận dụng sự am hiểu về kiến thức văn hóa, văn học nhà văn đã khiến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với những thành quách, lăng tẩm, đền đài của vua chúa thời trước. Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố Huế mang một nét đẹp rất riêng. Đến đây ta thấy dòng sông mang một nét đẹp đặc biệt, nét đẹp ấy như nét đẹp của những người con nơi đây. Con sông được tìm hiểu, khám phá, phát hiện ở nhiều sắc thái tâm trạng, khi gặp thành phố – nơi điểm hẹn tình yêu, nó trở nên vui tươi, chậm rãi và êm dịu… Khi tạm rời xa thành phố, sông Hương tiến thẳng đi về hướng Bắc. Rồi lại đột ngột rẽ sang hướng đông – tây quay trở lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Con sông ấy trước khi trở lại với biển cả bao la, dường như còn vấn vương với kinh thành Huế. Không những vậy sông Hương còn là mang những dấu ấn của lịch sử, của thi ca. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử lâu đời tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với những nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử xa xưa và gắn liền với những phẩm chất đẹp rất riêng của người Huế.

Bản tóm tắt bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ngắn gọn

Có một dòng sông với những vẻ đẹp biến hóa ảo diệu mang tên Sông Hương, con sông ấy gắn liền với xứ Huế mộng mơ. Khi chảy qua vùng thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại, phóng khoáng như cô gái Digan với những điệu nhảy nóng bỏng. Và còn mang vẻ đẹp của “người mẹ phù sa” đầy tinh tế, đắm say lòng người.
Khi rời xa thượng nguồn về với thành phố Huế thân thương, con sông rực rỡ với màu đỏ tươi của hoa đỗ quyên ở hai bên bờ. Lúc này sông Hương lại tựa như cô gái vừa thức giấc với những chuyển mình đầy biến hóa, uyển chuyển, uốn mình tạo thành hình cung mềm mại, rồi ôm lấy chân đồi Thiên Mụ. Lúc này dòng nước cũng có sự thay đổ kì diệu, khi thì hóa xanh, trưa vàng rồi lại chiều tím, làm say đắm ngây ngất lòng người.
Khi con sông ra vùng ngoại ô, tiến thẳng về phía hướng Bắc, nó lại ôm gọn lấy đảo Cồn hến. Khi đột ngột chuyển hướng Đông – Tây, quay trở lại thành phố ở thị trấn Bao Vinh. Điều đó được ví như nỗi vấn vương của dòng sông không lỡ rời xa thành phố mà nhà văn gọi là sự vấn vương của nàng Kiều đối với Kim Trọng.
Không những thế, sông Hương còn mang những dấu ấn của lịch sử, của thi ca, nó đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh khốc liệt của dân tộc. Vì vậy, dòng sông Hương xứng đáng là biểu tượng bất diệt của xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca sau này.

Bản tóm tắt bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”siêu ngắn

Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”của Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về một dòng sông thơ mộng trữ tình mà thiên nhiên đã dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên với vẻ đẹp lúc hoang dại như một cô gái Digan, lúc thì lại rất trữ tình, nên thơ. Đó cũng giống như tính cách của một cô gái ngang bướng, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần mềm mại và dịu dàng. Con sông ấy không hề lặp mình trong những sáng tác của những người nghệ sĩ cho dù từ hiện đại hay ngược dòng thời gian về thời phong kiến xa xưa. Sự minh chứng về những vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và sự gắn bó lâu đời của sông Hương với tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc nên nó xứng đáng là “dòng sông huyền nhiệm, nơi sinh ra vẻ đẹp tâm hồn của đất nước”

Trên đây là các bài tóm tắt đầy đủ, chi tiết và ngắn gọn  giúp các bạn biết cách tóm tắt tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để từ đó nắm được những nét chính về nội dung của bài học để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12.