Kết bài ai đã đặt tên cho dòng sông | Soạn văn 12

0

Top các mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay. Bài viết dưới đây, Butbi sẽ hướng dẫn các bạn viết Kết bài tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” sao cho vừa ngắn gọn, mới lạ lại vừa đáp ứng yêu cầu của đề bài. Các bạn hãy đọc thật kỹ để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn ra cách viết kết bài phù hợp với đề bài và hợp với phong cách, sự lo-gic trong tư duy văn học của mình.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Kết bài ai đã đặt tên cho dòng sông | Soạn văn 12
Kết bài ai đã đặt tên cho dòng sông | Soạn văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu kết bài phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông số 1.

Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp  nơi xứ Huế, đặc biệt là dòng sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, văn hóa ngàn năm của Huế và những nét duyên dáng rất riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này. Với một tâm hồn nghệ sĩ giàu cảm xúc, một vốn tri thức phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết tha của nhà văn đối với Huế, ông đã huy động triệt để mọi hiểu biết về văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả, phác họa lên vẻ đẹp và chất thơ của Huế, tập trung nhất ở dòng sông Hương – một biểu tượng, một nét đặc trưng của xứ Huế ngàn năm văn hiến.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông số 2

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi, khám phá và thể hiện sự mới mẻ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã viết lên những lời ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác, tài hoa của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn trường tồn và chảy trôi mãi theo thời gian cũng như trong tâm trí độc giả.

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông số 3

Với óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế cùng sự am hiểu tinh tường , sự hiểu biết phong phú về xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã viết lên một tuyệt tác bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh tươi đẹp của xứ Huế với dòng sông Hương thơ mộng, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại vừa thiêng liêng, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát, mong muốn được một lần về thăm Huế, đứng trên cây cầu Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà ngắm nhìn, chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.

Mẫu kết bài cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương số 1.

Vẻ đẹp của sông Hương qua ngòi bút tài hoa, uyên bác của Hoàng phủ Ngọc Tường càng khiến cho bạn đọc thêm yêu dòng sông mộng mơ và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông ấy. Đó chính là thành công nhất của tác phẩm.

Mẫu kết bài cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương số 2

Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa, uyên bác, bằng trí tưởng tượng phong phú, cùng vốn hiểu biết sâu rộng, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc họa lên vẻ đẹp của sông Hương một cách chân thực và đầy đủ nhất. Khung cảnh xứ Huế mộng mơ đã làm ta thêm yêu con người và mảnh đất nơi đây.

Kết bài cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông Hương số 3

Chỉ với những câu văn hết sức giản dị, tinh tế, cùng với tình yêu chân thành tha thiết của mình đối với mảnh đất và con người xứ Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện lên trước mắt cho người đọc một hình ảnh dòng sông Hương đầy thơ mộng, lãng mạn hơn bao giờ hết. Vẻ đẹp của dòng sông Hương ấy khiến cho ai đã từng đọc qua tác phẩm này đều mong muốn được một lần đặt chân đến nơi đây, để được đắm mình và ngắm nhìn những gì nên thơ nhất của xứ Huế.

Mẫu kết bài phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương khi ở thượng nguồn số 1

Như vậy, chỉ qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở vùng thượng nguồn ngắn gọn, mà vẻ đẹp của dòng sông Hương đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một cách tinh tế với sự liên tưởng phong phú và độc đáo. Sông Hương như trở thành một sinh thể có linh hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời, với nhiều những nét cá tính khác nhau lúc thì hùng vĩ, mãnh liệt, lúc lại hoang dại đầy quyến rũ, rồi có lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, đem lại dấu ấn khó quên với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”.

Mẫu kết bài phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương khi ở thượng nguồn số 2

Tuy nhiên đây mới chỉ là ở khúc thượng nguồn, khi vào trong lòng thành phố, dòng sông Hương lại mang một vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại và uyển chuyển nên thơ vô cùng. Tác giả đã ví con sông Hương như “một người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô”. Chẳng phải vô duyên vô cớ mà nhà văn lại đi ví von so sánh đầy tính nghệ thuật như vậy.

Mẫu kết bài phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong lòng thành phố Huế số 1

Như vậy, dưới cái nhìn và sự cảm nhận đầy tinh tế, đầy nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương hiện lên qua đôi mắt và tâm hồn của nhà văn không còn là một dòng sông bình thường nữa mà nó như một cô gái dịu dàng, thướt tha đang trên hành trình đi tìm người yêu chung thủy của mình với một tình yêu sâu lắng, đắm say, nồng nàn.

Mẫu kết bài phân tích vẻ đẹp dòng sông Hương trong lòng thành phố Huế số 2

Qua những phân tích về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế ở trên, ta có thể nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông từ những không gian và thời gian khác nhau. Ở mỗi một điểm nhìn, mỗi một góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng, mang dấu ấn của xứ Huế. Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu, ngôn từ của các đoạn văn, ta thấy một tình cảm chân thành yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ của tác giả đối với những vẻ đẹp tự nhiên và mang đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.

 

Trên đây là toàn bộ những mẫu kết bài hay nhất của “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, mong rằng qua đây các bạn sẽ lựa chọn ra một cái kết bài thật hay phù hợp với phong cách viết của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài phân tích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” mà Butbi đã chia sẻ để có thêm tư liệu viết bài thi hay hơn.