Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân | Ngữ văn 12

0

Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân chi tiết, ngắn gọn, đầy đủ: Với các mẫu Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà chi tiết, ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm được những nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng hơn trong việc soạn văn lớp 12.

Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân | Ngữ văn 12
Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu tóm tắt Người lái đò sông Đà số 1

Nhắc đến thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, mênh mông ta không thể không nhắc đến con sông Đà. Và con sông ấy đã trở thành cảm hứng sáng tác để Nguyễn Tuân có thể thể hiện phong cách văn chương tài hoa, uyên bác của mình trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”. Nổi bật lên trong tác phẩm đó là hai hình ảnh: sông Đà – đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và ông lái đò – đại diện cho con người lao động nơi đây. Con sông Đà được Nguyễn Tuân tập trung miêu tả hiện lên với 2 đẹp đối lập nhau đó là vẻ hung bạo và trữ tình. Trước hết, sông Đà hiện lên với vẻ hung bạo, hùng vĩ , dữ dội được tái hiện qua các hình ảnh: cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông nhỏ hẹp bị đá chẹt như một cái “yết hầu”, quãng đường Hát Lóong, quãng mường Tà Vát với những cái hút nước nguy hiểm chết người, những thác nước đang gào thét, gầm rú ghê sợ…nhưng trái ngược với vẻ hung tợn đó con sông Đà cũng mang một vẻ đẹp trữ tình, dịu dàng, thơ mộng với dòng nước uốn lượn như mái tóc dài thướt tha của người thiếu nữ kiều diễm. Nguyễn Tuân phát hiện ra màu sắc tươi đẹp, phong phú của dòng sông và cảnh vật ven bờ.

Vẻ hung bạo và trữ tình của dòng sông Đà được Nguyễn Tuân phác họa một cách rõ nét, sinh động để làm nổi bật lên hình tượng người lái đò. Nhà văn có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, ông đã tái hiện lên cảnh chiến đấu ác liệt giữa con người nhỏ bé và thiên nhiên rộng lớn với một giọng văn tràn đầy không khí trận mạc, hào hùng. Dù thiên nhiên có hung bạo như một con thủy quái thì vẫn phải khuất phục trước lòng dũng cảm, sự can trường và trí tuệ của con người. Chiến thắng ấy là chiến thắng của ý chí, của sự quyết tâm vượt qua thử thách gian khó trong cuộc sống. Chiến thắng của tài trí, của sự hiểu biết và kinh nghiệm dày dặn của những người đã gắn bó với nghề sông nước. Tác phẩm đã ca ngợi vẻ đẹp bình dị của người lao động nhưng góp phần làm nên những chiến thắng vang dội của con người trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên. Người lái đò sông Đà đúng với cái chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những người lao động, luôn âm thầm cống hiến cho đất nước.

Tóm tắt nội dung Người lái đò sông Đà số 2

Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi vẻ đẹp của con sông Đà vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Dù con sông ấy có hung bạo, dữ dằn đến mấy những cũng có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà cũng có sự thay đổi theo mùa, phản chiếu trời xuân nắng thu thì nước ở đây xanh như ngọc bích, nhưng qua tới mùa thu thì nó lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo con sông, có rất nhiều thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành; có đá tảng, đá hòn bày lên thành những thạch trận, tạo lên hàng loạt cửa sinh cửa tử. Nổi bật lên trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống ấy chính là hình ảnh của ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp chân chất, khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da ngăm đen rám nắng, đó là nét đặc trưng của họ. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, đã từng gắn bó với dòng sông Đà nên hiểu được tính khí cũng như địa hình của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, vị trí của từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử mà thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp dày dặn của mình cộng với sự can trường gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy rẫy những nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi một cách an toàn để góp phần vào sự tươi đẹp của cuộc sống.

Sau khi vượt qua sông Đà, ông lái đò lại trở về với cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chổ khúc sông bình lặng, nấu ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh.

Tóm tắt Người lái đò sông Đà số 3

Ông làm nghề lái đò trên Sông Đà này đã 10 năm trời. Công việc hằng ngày của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người không ưa những thứ bình lặng, yên ả mà thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Sông Đà bắt nguồn từ Vân Nam –Trung Quốc, sông Đà hùng vĩ, hung tợn vì dọc sông có tới 73 con thác lớn nhỏ. Sông Đà như là kẻ thù số một của người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò phải chiến đấu với thiên nhiên đầy khắc nghiệt, đi qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm dày dặn cùng trí thông minh và lòng dũng cảm của mình, ông lái đò đã vượt qua hết những thạch trận do Sông Đà gây ra, thành công đưa con đò của mình về bến an toàn.

Sông Đà không chỉ hung tợn, dữ dằn mà nó cũng rất trữ tình. Nhìn từ xa con sông Đà uôn lượn như mái tóc dài thướt tha của người phụ nữ, màu nước cũng thay đổi theo mùa, chính những điều này đã tạo lên vẻ thơ mộng của dòng sông. Vừa hung bạo, vừa trữ tình – một vẻ đẹp vô cùng mới lạ lý thú, nhưng nó cũng chỉ làm nền cho sự xuất hiện của ông lái đò. Đối nghịch với vẻ hung tợn của sông Đà, ta lại càng thấy rõ được những phẩm chất tốt đẹp của ông lái đò: cần cù, chăm chỉ, gan dạ và mưu trí, luôn âm thầm cống hiến cho đất nước.

Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà số 4

Tây Bắc – nơi địa đầu của Tổ quốc, cũng là nơi nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà minh chứng cụ thể đó chính là con sông Đà. Từ thượng nguồn sông Đà đã mang vẻ một dữ dội, hung tàn của đại ngàn được miêu tả qua hình ảnh: “dựng đá vách thành”, “chỉ lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời” hay là “sóng đá dữ dội dàn thành các thạch trận xô nhau liên tiếp, dữ dội hơn trông Đà giang như sôi lên sùng sục, tiếng thác đá ở đây thì như ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa”. Nhưng cũng có lúc sông Đà cũng dịu dàng, trữ tình, thơ mộng với hình ảnh dòng sông uốn lượn như  “áng tóc trữ tình”, mang màu xanh ngọc bích khi trời vào xuân và màu đỏ phù sa khi thu tới chứ không có màu đen như Pháp nói. Sông Đà cũng giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại; hai bên bờ sông tĩnh lặng nhưng tràn đầy sức sống. Trên vẻ đẹp của dòng sông ấy hình ảnh người lái đò hiện ra với vẻ đẹp đầy nghệ sĩ, một người hùng dũng dù rất bình dị đời thường. Ông lái đò đã vượt qua ba thạch trận với nhiều những thử thách khó nhằn, với những cửa tử có thể nuốt trọn ông bất cứ lúc nào; dù ngày nào cũng chiến đấu với con thủy quái mang tên sông Đà, nhưng khi đêm về ông lại trở về với những thứ bình dị, khiêm tốn.

Tóm tắt tác phẩm Người lái đò sông Đà số 5

Bút ký “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân kể về vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ nhất là con sông Đà và hình ảnh người lái đò bình dị mà tài giỏi, dũng cảm. Con sông Đà ấy nổi tiếng với sự hung tợn và vô cùng hiểm trở với những thác nước, đá ngầm, đá nổi, những thạch trận được bố trí vô cùng tinh vi nguy hiểm, nhưng con sông Đà ấy cũng có lúc hiền hòa và nên thơ hơn khi ngắm nhìn từ xa, nhìn sự biến đổi của màu nước theo mùa và mang những đặc điểm riêng. Trên nền của thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng ấy xuất hiện hình ảnh người lao động bình dị đó là người lái đò – những người thực hiện nhiệm vụ chèo lái con thuyền vượt qua con thủy quái – sông Đà. Ông lái đò với thân hình khỏe khoắn, rắn chắc, có thừa sự dũng cảm, can trường và mưu trí . Ông trong nghề đã nhiều năm nên có rất nhiều kinh nghiệm và cũng nhớ rất rõ cách bố trí bãi đá, con thác, vị trí thạch trận, các cửa sinh, cửa tử…. Để chèo lái con thuyền vượt qua sông Đà thành công ngoài kinh nghiệm dày dặn ông còn phải có sự dũng cảm, gan dạ. Sau khi về bến an toàn, ông cùng những người bạn còn toát lên vẻ đẹp của sự tài hoa và khiêm tốn khi họ xem những thử thách nguy hiểm vừa trải qua là những công việc thường ngày.