Tác giả tác phẩm người lái đò sông đà | Nguyễn Tuân Ngữ văn 12

0

Tác giả tác phẩm người lái đò sông đà: Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Tuân.

Tác giả tác phẩm người lái đò sông đà | Nguyễn Tuân Ngữ văn 12
Tác giả tác phẩm người lái đò sông đà | Nguyễn Tuân Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

1. Tiểu sử tác giả tác phẩm người lái đò sông đà

Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn tiên phong với sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ và độc đáo trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Con người cũng như sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân đã để lại rất nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc cho tới ngày nay.

Nguyễn Tuân sinh ngày 10/7/1910 và mất ngày 28/7/1987, ông hưởng thọ 77 tuổi. Ông được sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Bạc, Hà Nội nhưng quê gốc của ông thì ở xã Nhân Mục (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Cha của ông là cụ Nguyễn An Lan là một nhà nho tài hoa, đầy lòng yêu nước bất đắc chí dưới chế độ của thực dân, phong kiến, vậy nên ngay từ khi còn nhỏ ông đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và phong cách của cha mình.

Thời niên thiếu của ông đã rất vất vả và cực khổ, gia đình ông không sống cố định ở một chỗ mà lại di cư sinh sống ở rất nhiều tỉnh khác nhau tại miền Trung như Phú Yên, Hội An, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, và sinh sống lâu nhất là ở Thanh Hóa.

Vì sinh ra trong thời thế loạn lạc, đất nước chìm trong cảnh lầm than chia cắt, đói khổ nên Nguyễn Tuân đã ý thức được lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của mình từ rất sớm. Năm 1929, khi ông đang là học sinh cuối cấp tại trường trung học Nam Ðịnh thì bị đuổi học vì ông đã tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam. Vài năm sau vì vượt biên không giấy phép nên ông đã bị bắt giam.

Sau khi ra tù, ông mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn chương của mình với rất nhiều tác phẩm đặc sắc, nổi bật về rất nhiều thể loại như: tùy bút, truyện ngắn, bút ký … không chỉ vậy ông còn tham gia diễn kịch, đóng phim điện ảnh.

Vào năm 1941, vì liên quan đến những người hoạt động chính trị nên ông đã bị bắt giam thêm một lần nữa.

Sau khi cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, ông lại bắt đầu tham gia vào các hoạt động cách mạng, kháng chiến rất hăng hái và nhiệt tình. Ông dùng chính văn chương của mình để ngợi ca đất nước, cổ vũ tinh thần cho nhân dân và cùng nhân dân đánh giặc.

Trong giai đoạn từ năm 1948 đến năm 1957, ông được đảm nhiệm chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam.

2. Phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Tổng quan về phong cách sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân và những nhận định về Nguyễn Tuân:

Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được tóm gọn vào một chữ “ngông”.

Thể hiện lối viết này, mỗi trang văn của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ nét tài hoa, uyên bác. Và mọi sự vật, sự việc được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống đơn giản cũng được ông quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông luôn đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại, và cái gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn của ông thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính lại vừa trẻ trung hiện đại.

Nguyễn Tuân học và hướng theo “chủ nghĩa xê dịch”. Vì thế ông là nhà văn được biết đến với những tính cách phi thường, những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ là gió, bão, núi cao rừng thiêng hay thác ghềnh dữ dội……

Nguyễn Tuân cũng giống như bao nhà văn, nhà thơ khác là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có những khám phá, phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Chính cái phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến nhà văn Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

Nguyễn Tuân còn có đóng góp to lớn cho sự phát triển và sự đa dạng của ngôn ngữ văn học Việt Nam.

Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng về phong cách sáng tác. Vẫn là tiếp cận thế giới, con người thiên theo phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy cái chất tài ho, nghệ sỹ ở cả nhân dân đại chúng, ở những người lao động bình dị. Còn với giọng điệu khinh bạc thì chủ yếu là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay là những mặt tiêu cực của xã hội.

3. Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân

Một số tác phẩm tiêu biểu, nổi bất nhất trong sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân đó là:

Tên tác phẩm

Năm sáng tác

Ngọn đèn dầu lạc 1939
Vang bóng một thời 1940
Chiếc lư đồng mắt cua 1941
Tàn đèn dầu lạc 1941
Một chuyến đi 1938
Tùy bút 1941
Thiếu quê hương 1940
Tóc chị Hoài 1943
Tùy bút II 1943
Chùa Đàn 1946
Đường vui 1949
Tình chiến dịch 1950
Thắng càn  1953
Chú Giao làng Seo 1953
Đi thăm Trung Hoa 1955
Tùy bút kháng chiến 1955
Tùy bút kháng chiến và hòa bình 1956
Truyện một cái thuyền đất 1958
Tùy bút Sông Đà 1960
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi 1972
1976
Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I) 1981
Cảnh sắc và hương vị đất nước 1988
Tú Xương
Ký Cô Tô 1965

4. Những thành tựu Nguyễn Tuân đạt được

Năm 1996, Nguyễn Tuân vinh dự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Hiện nay, ở Hà Nội có một con đường mang tên ông – Nguyễn Tuân, đoạn đường ấy nối từ đường Nguyễn Trãi cắt ngang qua các phố Ngụy Như Kon Tum, Nguyễn Huy Tưởng đến đường Lê Văn Lương, nối với phố Hoàng Minh Giám.

Mong rằng với những thông tin về cuộc đời, phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân mà Butbi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về những tác phẩm văn học mà ông để lại, qua đó có cái nhìn và cách cảm nhận tốt hơn về những tác phẩm này, đặc biệt là tác phẩm Người lái đò sông Đà có trong chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn THPT.