Tổng hợp những mở bài và kết bài cực hay bài NLVH ôn thi TN THPT môn Ngữ văn

0

Mở bài – kết bài là những thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của một bài văn hoàn chính nói chung và trong một bài nghị luận văn học nói riêng. Việc có một mở bài – kết bài ấn tượng là cách để các sỹ tử ghi điểm “từ cái nhìn đầu tiên” với giám khảo chấm bài. Dưới đây là một số những mở bài – kết bài ấn tượng mà các em có thể tham khảo:

I. Mở bài

  1. Tây Tiến

“Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai bồng

Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”

(Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ)

Chiến tranh đi qua đã để lại cho chúng ta những hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên, đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình là sinh ra để chiến đấu, là để báo thù, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ, việc học hành, tình cảm cs nhân vị kỉ để đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ XX mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thật xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính Tây Tiến trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ, hào hùng.

2. Sóng

Xuân Diệu từng viết “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào?“. Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Quỳnh và Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu từng làm mưa làm gió, khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm của người con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh – từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và thiết tha khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sẵ nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” – được viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967.

>>> Xem tiếp và tải về Mở bài – Kết bài  tại đây.