TOP các mẫu Kết bài Vợ nhặt hay nhất | Ngữ văn 12

0

Top các mẫu kết bài Vợ nhặt siêu hay. Hiện nay có rất nhiều bạn học sinh quan tâm về cách thức viết một cái kết bài hay, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính liền mạch, thống nhất và khái quát được nội với cả bài văn. Để giúp các em biết cách viết kết bài, Butbi đã biên tập ra một số mẫu Kết bài truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân trong bài viết dưới đây.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

TOP các mẫu Kết bài Vợ nhặt hay nhất | Ngữ văn 12
TOP các mẫu Kết bài Vợ nhặt hay nhất | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu kết bài Vợ nhặt số 1

Truyện ngắn “Vợ nhặt” được viết trong bối cảnh tăm tối, ám ảnh khủng khiếp của nạn đói, thế nhưng điều mà nhà văn Kim Lân hướng đến không phải phản ánh hiện thực thê lương, đau khổ của con người mà trong cái bóng tối, ảm đạm của nạn đói ấy nhà văn đã phát hiện ra một ánh sáng đẹp đẽ, cảm động của tình người. Trong bối cảnh cái chết luôn vây hãm, trực chờ rút sạch đi sự sống thì những nạn nhân bất hạnh của nạn đói vẫn mạnh mẽ vươn lên bằng chính niềm tin và sức mạnh tình thương. Bà cụ Tứ và anh cu Tràng là những người dân đói khổ sống ở xóm Ngụ cư, đến bản thân còn khó nuôi nổi thế nhưng vào chính thời điểm mà nạn đói hoành hành dữ dội nhất, khi mà con người đang đứng trên ranh giới vô cùng mỏng manh giữa sự sống và cái chết họ vẫn sẵn sàng giang tay giúp đỡ, cưu mang người vợ nhặt, cũng chính tình thương ấy đã đánh thức bản tính thiện lương, dịu dàng và khát khao yêu thương ở sâu bên trong người vợ nhặt.

Mẫu kết bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt số 2

Viết về nạn đói kinh hoàng, ám ảnh năm 1945 thế nhưng nhà văn Kim Lân lại không tập trung miêu tả thực trạng xơ xác, tiêu điều mà nạn đói mang đến cho con người mà lại tập trung ngòi bút khai thác, khám phá vẻ đẹp ẩn sâu bên trong con người đói khổ bần cùng. Và trong “Vợ nhặt” Kim Lân đã vô cùng thành công khi tìm thấy thứ ánh sáng đẹp đẽ nhất của sức sống, của vẻ đẹp tình thương bên trong những người nông dân nghèo là  nạn nhân đáng thương của nạn đói. Qua tác phẩm, nhà văn cũng khẳng định cái đói, cái khổ chỉ có thể bào mòn sức sống, tước đoạt sinh mạng làm thay đổi con người trong một thời điểm chứ không thể làm mất đi bản chất tốt đẹp của con người: Bà cụ Tứ và anh Tràng tuy nghèo khó, chẳng dưu dả gì nhưng vẫn sẵn sàng dang tay cưu mang, giúp đỡ người vợ nhặt, để rồi người vợ nhặt cũng “lột bỏ” vẻ ngoài chanh chua, chỏng lỏn để trở về đúng bản chất hiền hậu, đúng mực của mình khi đã có một gia đình.

Mẫu kết bài phân tích truyện ngắn Vợ nhặt số 3

Bằng sự tinh tế trong cảm nhận, sự chân thực trong lối miêu tả và sự am hiểu sâu sắc về đời sống tinh thần của những người nông dân nghèo của nhà văn Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ tái hiện thành công, sinh động khung cảnh ngột ngạt, u tối, tiêu điều của nạn đói năm 1945 mà trên cái phông nền ảm đạm, thảm thương ấy nổi bật lên là vẻ đẹp của sự sống, của tình thương bên trong con người. Qua truyện ngắn này Kim Lân cũng cho độc giả thấy được vẻ đẹp bản chất con người và sức mạnh đích thực của tình thương: nạn đói có thể hủy diệt, có thể lấy đi sinh mạng con người nhưng tuyệt nhiên không thể làm mất đi tình yêu thương, cũng như chẳng thể hủy diệt được sức sống tinh thần và niềm tin của con người.

Kết bài Vợ nhặt nhận nhân vật Tràng số 1

Kim Lân đã có những trang văn rất hay khi miêu tả tâm lý nhân vật. Nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” giống như một đứa con tinh thần của ông vậy. Tình huống nhặt vợ đầy bất ngờ, độc đáo và đặc biệt đã thể hiện được tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm đó chính là dù con người ta đang phải sống trong cái nghèo đói, cùng cực nhưng họ vẫn luôn nghĩ đến sự sống chứ không phải là cái chết, họ luôn có niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi đẹp. Qua nhân vặt anh cu Tràng ta cũng đã cảm nhận vẻ đẹp trong sáng đẹp đẽ trong tâm hồn của người dân lao động nghèo, đó chính là tình thương người và niềm hi vọng.

Kết bài vợ nhặt nhân vật Tràng số 2

Nhân vật Tràng trong Vợ Nhặt đã  được Kim Lân đã khắc họa với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm lý của anh bằng ngòi bút sắc sảo. Anh tuy thô kệch nhưng không hề sỗ sàng, trái lại rất đáng yêu qua vẻ ngượng nghịu, lo lắng, anh cũng là người biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau. Qua nhân vật Tràng, không những nhà văn đã phản ánh được hiện thực tăm tối, ảm đạm của xã hội trước năm 1945 cùng số phận bất hạnh của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp trong sáng trong tâm hồn họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang văn giàu chất nhân bản về người lao động của những nhà văn trước đó như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thạch Lam.

Kết bài Vợ nhặt nhân vật Thị số 1

Tóm lại, người vợ nhặt là một sáng tạo độc đáo đầy mới mẻ của Kim Lân. Thông qua nhân vật này, tác giả đã thể hiện một ý nghĩa nhân văn sâu xa cao đẹp. Con người ta dù sống trong hoàn cảnh khốn cùng đến nhường nào cũng sẽ luôn hướng về tương lai và sẽ không bao giờ mất đi niềm tin vào sự sống. Thông qua hình ảnh nhân vật Thị nhà văn như vạch trần bộ mặt thối nát của bọn thực dân và bọn cường quyền lộng hành, chính vì những tội ác của chúng gây ra đã làm cho thân phận con người chỉ đáng vài bát bánh đúc, cũng chính chúng là thủ phạm hủy hoại tương lai của biết bao nhiêu con người. Và Thị là hình tượng mà Kim Lân dựng lên để nói với nhân dân và bè lũ độc ác kia rằng người phụ nữ Việt Nam nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung sẽ không bao giờ từ bỏ sự sống dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Kết bài vợ nhặt nhân vật Thị số 2

Qua truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã khắc họa hình tượng nhân vật người vợ nhặt rất thành công. Tác giả chú trọng khắc họa những hành động, cử chỉ và nét mặt của Thị để người đọc nắm bắt được tâm lý của nhân vật. Nhà văn đã lựa chọn được những chi tiết rất phù hợp để nói lên số phận cũng như bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật. Nhân vật vợ nhặt giữ vai trò rất quan trọng trong việc làm nổi bật chủ đề cũng như tư tưởng của tác phẩm , đồng thời còn có vai trò quyết định trong việc hình thành nên tình huống truyện. Khi có được mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống đúng với bản chất tốt đẹp vốn có của mình, của một người phụ nữ Việt Nam.

Kết bài Vợ nhặt nhân vật bà cụ Tứ số 1

Qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với biết bao những tâm trạng, cảm xúc đan xen trước tình huống đứa con trai mình “nhặt được vợ”, nhà văn Kim Lân đã làm nổi bật lên tấm lòng nhân hậu, bao dung của người mẹ nghèo khổ. Với những tình cảm chan chứa mà bà cụ đã dành cho con trai và con dâu của mình, chúng ta càng thấu hiểu hơn về tấm lòng cao cả của người mẹ và cũng chính điều này đã khiến cho hình ảnh bà cụ Tứ trở nên chân thật và cảm động hơn đối với người đọc. Và có lẽ người mẹ già ấy lại chính là ánh sáng xua đi cái tối tăm, ảm đạm, bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ.

Kết bài Vợ nhặt nhân vật bà cụ Tứ số 2

“Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân, là một tác phẩm văn học giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người đẹp đẽ ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng hơn của con người. Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ mà đầy tình thương, ở bà có sự lạc quan, hy vọng. Qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài tình của Kim Lân càng khiến cho tác phẩm thấm đượm chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Mẫu kết bài phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt

Như vậy, qua ngòi bút tài tình của Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã để lại những giá trị nhân đạo nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo ấy không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, thương yêu con người, sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người mà qua đó còn lên án chống lại chế độ xã hội phát xít thực dân đã bóp nghẹt cuộc sống của con người và đẩy những người dân lao động nghèo chất phác, lương thiện tới bước đường cùng. Đặc biệt hơn, giá trị nhân đạo của tác phẩm không dừng lại ở tư tưởng xáo rỗng mà thiết thực hơn, Kim Lân đã chỉ hướng cho những người nông dân tìm đến con đường cách mạng, con đường duy nhất có thể giải phóng bản thân, đòi lại quyền con người và tự mình đi tìm tương lai cho chính mình!

Với các mẫu kết bài “Vợ nhặt” trong bài viết trên mà Butbi chia sẻ, hy vọng nó sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn phân tích tác phẩm này. Ngoài ra, chúng tôi tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt!