Tác giả Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông)

0

Giới thiệu một vài nét về Lê Hữu Trác và tác phẩm Thượng kinh kí sự được Bút Bi sưu tầm, nhằm giúp các em hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông là ai và Thượng kinh kí sự của ông. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

1. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là gì

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

– Dòng tộc của ông vốn có truyền thống khoa bảng: ông nội, bác, chú, anh và em họ đều đỗ Tiến sỹ và làm quan to.

– Thân sinh của ông từng đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ và  làm Thị lang Bộ Công triều Lê Dụ Tông, gia phong chức Ngự sử, tước Bá, khi mất đã được truy tặng hàm Thượng thư (vào năm Kỷ Mùi 1739).

– Khi ấy, Lê Hữu Trác mới có 20 tuổi, ông phải rời kinh thành về quê nhà, vừa trông nom gia đình vừa chăm chỉ đèn sách, mong nối nghiệp của gia đình, lấy đường khoa cử để tiến thân.

– Nhưng xã hội lúc bấy giờ rối ren, các phong trào nông dân nổi dậy ở khắp nơi. Chỉ một năm sau (1740), ông đã bắt đầu nghiên cứu thêm binh thư và võ nghệ.

– Chẳng bao lâu sau, ông nhận ra cái xã hội thối nát, chiến tranh chỉ tàn phá và mang lại bao đau thương, làm ông chán nản  và muốn ra khỏi quân đội, nên đã nhiều lần từ chối sự đề bạt.

– Đến năm 1746, nhân cơ hội người anh ở Hương Sơn mất, ông liền viện cớ về nuôi mẹ già và cháu nhỏ thay anh, để xin ra khỏi quân đội, thực sự “bẻ tên cởi giáp” theo đuổi một chí hướng mới. 

– Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh giỏi mà  ông còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. 

– Năm 1782, ông được lệnh chúa Trịnh về kinh đô để chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán. Vì tài năng nên ông đã nhận được rất nhiều ân sủng, biết vậy nên bọn ngự y ở trong triều đình ghen tỵ với ông, không bốc thuốc theo đơn của ông nên việc chữa bệnh cho thế tử đã không thành.

– Sống trong kinh đô nhưng lòng của ông lúc nào cũng muốn quay trở về quê hương của mình. Sau nhiều lần tìm cách thoái lui nhưng không thành, ông liền viện cớ người nhà ốm nặng để thoát khỏi chốn kinh đô đó.

“Thượng kinh kí sự” ghi lại chuyến về kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (con trai của chúa Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ). Ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), Lê Hữu Trác đã từ Hương Sơn đi Thăng Long theo chỉ triệu của chúa, mãi cho đến mùng 2 tháng 11 mới trở lại được quê mẹ; một chuyến đi kéo tận dài 9 tháng 20 ngày.

Tác giả đã kể lại những điều mắt thấy tai nghe ở chốn kinh kỳ, cuộc sống xa hoa của vua chúa và quan lại ở trong phủ chúa, việc chữa bệnh cho thế tử, những cuộc tiếp xúc cùng với các công khanh và nho sĩ ở chốn đế đô, chuyến trở về ngắn ngủi thăm cố hương,… Tác giả đã kể lại một cách rất chân thực cảm động cuộc tự đấu tranh tư tưởng để thoát khỏi mọi cám dỗ về danh lợi để được sống thanh cao và thanh nhàn.

Ý nguyện trở về núi “hái thuốc để chữa bệnh cứu người” của ông, sau cùng đã được chấp nhận; ông vui là vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng vẫn không bị lợi danh mê hoặc. Ra đi thung dung và trở về thì ngất ngưởng”.

Nét đặc sắc và độc đáo của “Thượng kinh ký sự” là có nhiều bài thơ chữ Hán đan xen vào, vừa để vịnh phong cảnh  và vừa bộc lộ tâm sự của một vị danh y mang tâm hồn và cốt cách của thi sĩ.

2. Con đường nghệ thuật của Lê Hữu Trác

– Công trình nghiên cứu về y học xuất sắc nhất của thời trung đại Việt Nam

– Không chỉ có y học mà còn có cả giá trị về văn học, lịch sử và triết học

– Tác phẩm cho thấy Lê Hữu Trác là một nhà văn, nhà thơ có những đóng góp to lớn và có giá trị cho nền văn học Việt Nam.

3. Phong cách sáng tác của Lê Hữu Trác

– Tài quan sát tỉ mỉ, ngòi bút ghi chép sự nghiệp rất chân thực, tả cảnh sinh động cùng với lối kể chuyện khéo léo.

– Lối văn ký có sự kết hợp giữa ghi chép sự việc chính xác và bộc lộ thái độ, suy nghĩ và tình cảm của Lê Hữu Trác.

4. Các tác phẩm tiêu biểu của Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác là một đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, là  kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh bao gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc những tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là một công trình y học xuất sắc nhất ở trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảoThượng kinh kí sự (Vào Phủ Chúa Trịnh là đoạn trích trong Thượng Kinh Kí Sự)… không chỉ là có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử và cả triết học.

Một số tác phẩm nổi bật khác của Lê Hữu Trác là:

  • Vệ sinh quyết yếu
  • Y hải cầu nguyện
  • Lĩnh Nam bản thảo
  • Thượng kinh ký sự
  • Y dương án
  • Y âm án
  • Hiệu phỏng tân phương

5. Vinh danh

Hiện nay, để vinh danh và tưởng nhớ đến công lao to lớn của Lê Hữu Trác, cứ mỗi rằm tháng Giêng hằng năm người dân ở khắp nơi đã về Hương Sơn dâng hương để tưởng nhớ về đại danh y. Đồng thời tên của ông còn được đặt cho rất nhiều đường phố ở trên khắp Việt Nam.

Năm 2011, tên của Lê Hữu Trác cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đặt cho Học viện Quân y Việt Nam với một tên mới là Trường Đại học Y – Dược Lê Hữu Trác.

Suốt cuộc đời làm thầy thuốc của mình, Lê Hữu Trác đã góp công cho sự phát triển của nền y học Việt Nam. Ông là một người có công sưu tầm, phát triển và bổ sung 305 vị thuốc Nam, thu thập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay của các bậc tiền bối được lưu truyền ở trong dân gian.

Ông cũng chính là một người thầy vĩ đại và truyền cảm hứng mãnh liệt tới các thế hệ ở trong tương lai. Đồng thời đã để lại kho tàng y học, dược học, văn học vô giá, dù đã trải qua hàng trăm năm vẫn vẹn nguyên giá trị và tính ứng dụng.

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.