Soạn bài vào phủ chúa trịnh | Văn 11

0

Bài viết này của Bút Bi sẽ giúp các bạn có nguồn tư liệu tham khảo để soạn bài Vào phủ chúa Trịnh. Tác phẩm này là văn bản đầu tiên mà các bạn được học ở chương trình Ngữ Văn 11, tập một. Với những gợi ý cụ thể và cùng với sự chuẩn bị bài của mỗi bạn, Bút Bi tin rằng các bạn sẽ có thể cảm nhận dễ dàng hơn về  những giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút ký sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống ở trong phủ chúa Trịnh. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau soạn văn bài Vào phủ chúa Trịnh các bạn cùng theo dõi nhé!

Tham khảo thêm:

1. Soạn bài vào phủ chúa trịnh (Tác giả Lê Hữu Trác)

Lê Hữu Trác (1720? – 1791) có hiệu là Hải Thượng Lãn Ông.

  • Ông là người của làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Mỹ Yên, tỉnh Hưng Yên).
  • Lê Hữu Trác là một danh y, ông không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.Ông được nhân dân kính trọng vì tài năng y thuật và cả tấm lòng nhân hậu của mình. 

– Tác phẩm: Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, chính là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam của ông. Tác phẩm cũng ghi lại những cảm xúc rất chân thật của tác giả trong lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ được tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.

– Con đường nghệ thuật:

  • Sự nghiệp của Lê Hữu Trác khá là đồ sộ với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Những lĩnh hội tâm huyết ở trong ngành y của Hải Thượng) bao gồm 66 quyển, được biên soạn trong gần 40 năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh chẳng những có giá trị hết sức to lớn về y học mà còn có giá trị về văn học.
  • Bộ phận văn học độc lập bao gồm 29 bài thơ ghi lại những cảm nghĩ của tác giả trong những lần đi về những làng quê chữa bệnh cho dân.

– Phong cách sáng tác: 

  • Tài quan sát tỉ mỉ, ngòi bút ghi chép sự nghiệp rất chân thực, tả cảnh sinh động cùng với lối kể chuyện khéo léo.
  • Lối văn ký có sự kết hợp giữa ghi chép sự việc chính xác và bộc lộ thái độ, suy nghĩ và tình cảm của Lê Hữu Trác.

– Tác phẩm tiêu biểu: 

  • Vệ sinh quyết yếu
  • Y hải cầu nguyện
  • Lĩnh Nam bản thảo
  • Thượng kinh ký sự
  • Y dương án
  • Y âm án
  • Hiệu phỏng tân phương

2. Soạn bài vào phủ chúa trịnh (Tác phẩm)

* Phủ chúa Trịnh ở đâu?

Phủ chúa Trịnh nằm ở xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngày xưa nơi này có diện tích rất rộng, được chia làm nhiều khu vực, đây chính là nơi chúa Trịnh ở và làm việc xung quanh có các vườn cây, hồ nước. Trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, Phủ chúa Trịnh giờ đây chỉ còn lại một khu đất nhỏ.

2.1 Hoàn cảnh sáng tác vào phủ chúa trịnh

– Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự viết bằng chữ Hán, hoàn thành vào năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh giống như một quyển phụ lục.

– Tác phẩm miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa Trịnh – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe ở trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua đó, chúng ta thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả.

– Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” được trích trong “Thượng kinh kí sự” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch và kê đơn cho Trịnh Cán.

2.2 Bố cục

Gồm có 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu cho đến “nay người rút lui vào màn để tôi xem mạch Đông cung cho thật kỹ”: Cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa.
  • Phần 2. Phần còn lại: Cảnh Lê Hữu Trác khám bệnh cho thái tử Trịnh Cán.

2.3 Giá trị nội dung: 

*Đoạn trích mang một giá trị hiện thực sâu sắc

  • Cuộc sống xa hoa và quyền quý của chúa Trịnh và những tầng lớp quan lại thực dân. Sự sa hoa ở trong cách bày trí, kiến trúc, nội thất ở đây hoàn toàn đối lập với sự nghèo đói, thiếu thốn và khổ cực của nhân dân ở ngoài kia
  • Bộ máy quan lại, guồng máy phục vụ vô cùng đông đúc, tấp nập với những nghi lễ kỳ lạ, sự kiểm soát nghiêm ngặt và những phép tắc , qui củ ngặt nghẽo, ngay cả với việc khám bệnh cho thế tử.
  • Cuộc sống ăn chơi, trụy lạc và xa dọa dẫn tới bệnh tật của cha con chúa Trịnh Sâm, Trịnh Cán được hiện lên một cách rõ nét chỉ bằng một vài chi tiết miêu tả của tác giả.

*Hình ảnh của người thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông

  • Thờ ơ và dửng dưng thậm chí là châm biếm và mỉa mai với cuộc sống sa hoa, giàu sang quyền quý trong phủ Chúa. Đồng thời cũng cho ta thấy được Lê Hữu Trác là một con người coi thường danh lợi, không để vinh hoa phú quý, tiền tài và công danh.
  • Là một người thầy thuốc rất giỏi, có lương y, có đạo đức cao cả: ông bắt được ngay bệnh của thế tử Trịnh và đã có cách chữa trị từ cội nguồn, gốc rễ của căn bệnh. Dù biết rằng có thể sẽ bị vướng chân vào vòng danh lợi nhưng lương tâm của người thầy thuốc không cho phép ông chữa bệnh theo cách cầm chừng, vô thưởng và vô phạt 
  • Là một người cương trực, thẳng thắn, bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình mặc dù ý kiến ấy không đồng thuận với số đông ý kiến của các lương y ở trong phủ Chúa  Trịnh  lúc bấy giờ và cả chính quan Chánh đường, người đã tiến cử ông.

⇒ Quan điểm sống nhàn nhã, ẩn dật và thanh đạm để giữ cho mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc của ông hoàn toàn đối lập cùng với cuộc sống sa hoa, trụy lạc ở trong phủ Chúa.

2.4 Giá trị nghệ thuật

  • Tài quan sát tinh tế cùng với ngòi bút ghi chép chi tiết và chân thực, sắc sảo đã dựng lên bức tranh phủ chúa với hiện thực cuộc sống vô cùng sinh động
  • Lê Hữu Trác đã lựa chọn khắc họa những chi tiết đặc sắc tạo nên được cái thần của cảnh vật. Những chi tiết đắt giá ấy đã giúp cho những người đọc hình dung ngay về hiện thực, nhân vật mà ông đang nói tới.
  • Sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài ký của ông đậm chất trữ tình.

3. Soạn bài vào phủ chúa trịnh (Đọc – hiểu văn bản)

3.1 Cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa Trịnh

* Quang cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa trịnh

– Đường vào phủ:

  • Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, ngàn hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
  • Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm, điếm được làm bên cái hồ, có những cây kỳ lạ và những hòn đá kỳ lạ. Trong điếm cột và bao lớn lượn vòng, kiểu cách vô cùng xinh đẹp.
  • Hành lang nào cũng có thị vệ và quân sĩ canh gác.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế và đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn những đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, ở trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp và hương hoa ngào ngạt.

⇒ Phủ chúa vô cùng xa hoa và tráng lệ. Nhưng không khí  ở trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng.

* Cách sinh hoạt

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, phả có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ phải có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như một con ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói được hết.

– Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như là mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyên chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ khắp nơi ngồi chờ đợi và túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng ở xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít lại.

 Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải vô cùng kính cẩn và lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt là kiêng không được nhắc đến từ thuốc….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo hàng loạt những phép tắc…

⇒ Phủ chúa là chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống vô cùng lễ nghi, khuôn phép tạo nên một không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt.

3.2 Thái độ và tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

* Thái độ trước cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa:

  • Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang và quyền quý.
  • Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ về vật chất.
  • Thể hiện sự không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và sự tự do

* Thái độ khi kê đơn cho thế tử Trịnh Cán

– Hiểu rõ nguyên nhân về căn bệnh của thế tử.

– Dấu tranh nội tâm:

  • Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng băn khoăn nếu chữa khỏi bệnh sẽ bị giữ lại ở trong phủ.
  • Suy nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, nhưng lương tâm y đức lại không cho phép.

⇒ Nhân cách vô cùng cao cả của một người thầy thuốc.

4. Hướng dẫn học bài 

Câu 1Quang cảnh ở trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt ở trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn và thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

* Quang cảnh

 – Đường vào phủ:

  • Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, ngàn hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
  • Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm, điếm được làm bên cái hồ, có những cây kỳ lạ và những hòn đá kỳ lạ. Trong điếm cột và bao lớn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp.
  • Hành lang nào cũng có thị vệ và quân sĩ canh gác.

– Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, bàn ghế và đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Mâm vàng chén bạc, toàn những đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

– Nội cung: 5 – 6 lần trướng gấm, ở trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp và hương hoa ngào ngạt.

* Cách sinh hoạt

– Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, phả có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ phải có một tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như một con ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói được hết.

– Người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như là mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyên chỉ chuyên việc truyền mệnh… Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ khắp nơi ngồi chờ đợi và túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng ở xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít lại.

 Những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải vô cùng kính cẩn và lễ phép. Trong phủ còn có lệ kỵ húy rất đặc biệt là kiêng không được nhắc đến từ thuốc….

– Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo hàng loạt những phép tắc…

* Thái độ của tác giả:

  • Thờ ơ trước cuộc sống giàu sang và phú quý trong phủ chúa.
  • Không đồng tình với cách sống trong phủ chúa, nhận rõ đó chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử.

Câu 2. Phân tích những chi tiết ở trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật lên giá trị hiện thực của tác phẩm.

– Khi bước chân vào phủ chúa Trịnh phải đi qua nhiều lần cửa, mỗi cửa đều có lính canh gác và co điếm “Hậu mã túc trực”. Trong phủ chúa, ở đâu đâu cũng là cây cối um tùm, tiếng chim kêu ríu rít và các loài hoa đua nhau khoe sắc thắm và gió đưa thoang thoảng mùi hương. Bên trong thì lại càng lộng lẫy hơn cả. Nào là những đồ đạc mà có lẽ giai nhân ở trong nhà chưa từng thấy hết, nào là các đồ đồ nghị trượng đều được sơn son thếp vàng. Sau ở trong nội cung của các thê tử phải qua năm sáu lần trướng gấm, các đồ đạc dùng đều được sơn son thếp vàng, trên bày nệm gấm và hương hoa thơm vô cùng ngào ngạt. Có thể thấy, quang cảnh nơi phủ chúa rất là xa hoa, giàu sang và thâm nghiêm. Đây có lẽ là quang cảnh thường thấy ở trong lịch sử bởi vua chúa là những người đứng đầu cai trị một đất nước.

– Khi ông được cáng vào phủ, “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”. Mỗi lời lẽ nhắc đến chúa đều phải rất nhẹ nhàng, khuôn phép thể hiện sự cung kính và lễ độ. Bữa cơm sáng của chúa  Trịnh đầy những của ngon, vật lạ còn đồ dùng trên mân đều bằng vàng và bằng bạc. Chúa Trịnh luôn có phi tần hầu chầu trực ở xung quanh. Thế tử nếu có bị bệnh cũng phải có đến bảy tám vị thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có mấy người đứng hầu ở hai bên. Đến khi xem bệnh không được thấy mặt của thế tử, chỉ làm theo mệnh lệnh do quan chánh đường truyền đến, trước khi vào xem bệnh cho thế tử thì phải lạy bốn lạy, muốn xem thân hình của thế tử phải có viên quan nội thần đến để xin phép.

Câu 3Cách chẩn đoán và chữa bệnh của tác giả cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn đã cho chúng ta hiểu gì về người thầy thuốc này?

– Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử Trịnh Cán, nhưng băn khoăn nếu mình chữa khỏi bệnh sẽ bị giữ lại ở trong phủ.

– Suy nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, nhưng lương tâm y đức lại không cho phép.

=> Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc rất giỏi, có kiến thức sâu rộng. Không chỉ vậy, tác giả còn có lương tâm và y đức. Ngoài ra, ông còn là một người có phẩm chất thanh cao và không màng danh lợi.

Câu 4. Theo anh (chị), bút pháp ký sự của nhà văn có gì đặc sắc? Phân tích về những nét đặc sắc đó.

– Giọng điệu tự nhiên và có sự đan xen giữa lời kể và lời bình của tác giả.

– Ghi chép rất trung thực những sự việc đã xảy ra.

5. Soạn bài vào phủ chúa trịnh (Luyện tập)

So sánh đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cùng với một tác phẩm (hoặc đoạn trích) ký khác của văn học trung đại Việt nam mà anh (chị) đã đọc và nêu nhận xét về những nét đặc sắc của đoạn trích này.

Gợi ý: So sánh với tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

– Giống: Cho thấy cuộc sống xa hoa ở trong phủ chúa.

– Khác:

  • Tác phẩm Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh: Kể lại những thú vui của chúa Trịnh Sâm. Ghi chép lại chân thực và tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng khéo léo.
  • Vào phủ chúa Trịnh: Kể lại việc tác giả vào phủ khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Quan sát tỉ mỉ và ngòi bút tinh tế; đan xen giữa lời kể và lời bình.

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.

Tham khảo thêm: