Hướng dẫn ghi phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 (Chi tiết nhất)

0

Để đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023, tất cả thí sinh cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký dự thi chuẩn chỉ. Trong bài viết này, BUTBI sẽ hướng dẫn cách ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 và sửa phiếu để các bạn nắm chắc cách thức hoàn thiện hồ sơ và hạn chế sai sót!

Bài viết tham khảo thêm:

I – Những lưu ý trước khi ghi phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023

Trước khi ghi phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT), thí sinh phải đọc thật kỹ các mục và bản HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU, những mục nào chưa rõ thì thí sinh cần phải hỏi cán bộ tiếp nhận phiếu ĐKDT để được hướng dẫn chi tiết và chính xác. Thí sinh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với những thông tin đã khai trong phiếu ĐKDT.

Thí sinh đang học sinh lớp 12 phải khai báo thông tin đăng ký trực tuyến theo như tài khoản được cung cấp ở trên hệ thống phần mềm quản lý thi. Sau khi đã hoàn thành việc thi và cấp chứng chỉ trong thời gian quy định, trường THPT nơi mà thí sinh đang học in Phiếu đăng ký dự thi số 1, số 2 và ký tên, đóng dấu giáp lai vào ảnh thí sinh. Phiếu đăng ký để xác nhận danh tính của ứng viên dự thi.

Thí sinh tự do điền các thông tin cần thiết ở trên phong bì đựng phiếu đăng ký dự thi số 1 và số 2 (các phần tương ứng ở trên phong bì phiếu số 1 và số 2 cần phải giống nhau). Sau đó nộp cho nơi nhận hồ sơ đăng ký dự thi kèm theo bản sao (bản photo) 2 mặt CMND trên 1 mặt 1 tờ giấy A4 và 2 ảnh thẻ CCCD kích thước dạng 4x6cm, mới chụp trong vòng 6 tháng (ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, mặt sau ảnh, hai ảnh này đựng ở trong một phong bì nhỏ). Ngoài ra, cần phải dán thêm 1 ảnh vào vị trí quy định tại mặt trước túi đựng giấy chứng nhận đăng ký. Công an xã, huyện nơi thí sinh độc lập cư trú ký tên và có đóng dấu giáp lai vào ảnh của phiếu đăng ký dự thi để xác nhận nhân thân thí sinh.

Những thí sinh chưa có bằng TN THPT hoặc có bằng TN trung cấp qua kỳ thi để xét công nhận TN THPT hoặc lấy kết quả thi TN THPT làm căn cứ đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ phải điền đầy đủ các mục trên phần mềm.  Thí sinh đã có bằng TN THPT hoặc bằng TN trung cấp đăng ký dự thi lấy kết quả xét TN THPT làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ không phải khai chỉ các mục từ 1 tới mục 15 và các phần tử sau: 24, 25, 26, 27 ở trên phần mềm.

Nơi tiếp nhận phiếu ĐKDT sẽ giữ lại bì đựng phiếu ĐKDT gồm các thành phần: Phiếu số 1, bản sao CCCD/CMND và 2 ảnh 4x6cm, sau đó trả lại Phiếu số 2 cho thí sinh ngay sau khi đã được ký tên và đóng dấu xác nhận.

Thí sinh sẽ được giữ lại tờ phiếu số 2 này để có thể nhận được giấy tờ khác: giấy báo dự thi, giấy chứng nhận kết quả thi sau khi đã có kết quả. Trong trường hợp khi có xảy ra sai sót về thông tin đăng ký dự thi hoặc nếu thí sinh làm mất giấy báo dự thi, thí sinh có thể mang phiếu đăng ký dự thi này đến trực tiếp đến địa điểm thi đã đăng ký tại buổi hướng dẫn quy chế thi để yêu cầu sửa lỗi và làm lại thủ tục của dự thi.

 

II – Hướng dẫn ghi phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023

ghi-phieu-dang-ky-du-thi-tot-nghiep-thpt-2023-1
Phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023

PEN 2024  GIẢI PHÁP LUYỆN THI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT TOÀN DIỆN

✅ Chắc vé Đại học TOP với lộ trình luyện thi toàn diện

✅ Giảm 2/3 gánh nặng thi cử nhờ hệ thống đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

Mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký dự thi tại đơn vị đăng ký thuộc Sở GDĐT nào thì ghi tên Sở GDĐT ấy vào vị trí trống, sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã của Sở GDĐT vào 2 ô trống tiếp theo (Mã Sở GDĐT do Bộ GD&ĐT quy định).

Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi, thí sinh không được phép ghi mục này.

Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn ở trên Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia (Gọi tắt là Phiếu ĐKDT).

Mục 3

a) Nơi sinh của thí sinh chỉ phải ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (tỉnh | thành phố), nếu sinh tại nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên của quốc gia đó (theo tiếng Việt Nam). 

b) Dân tộc ghi đúng theo như giấy khai sinh. 

c) Đánh dấu (X) vào ô bên cạnh nếu mang quốc tịch nước ngoài.

Mục 4: Số CCCD, số CMND, mã số ĐDCN và số Hộ chiếu được viết chung là Số CCCD/CMND tại mục này. Đối với CCCD/CMND mẫu mới, phải ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng; đối với mẫu CMND cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên ở phải, để trống 3 ô đầu.

Mục 5: Mã tỉnh|thành phố, mã huyện|quận và mã xã|phường chỉ đối với các xã|phường thuộc Khu vực 1 sẽ do Bộ GD&ĐT quy định. 

Thí sinh cần tra cứu ở nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh|thành phố, mã huyện|quận, mã xã|phường nơi thí sinh có nơi thường trú hiện tại vào những ô tương ứng bên phải. Thí sinh không có nơi thường trú ở xã Khu vực 1 thì bỏ trống ô mã xã. 

Sau khi đã điền đủ các mã đơn vị hành chính vào các ô, thí sinh phải ghi rõ tên xã|phường, huyện|quận, tỉnh|thành phố vào dòng trống. 

Đối với các thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan tới nơi thường trú, đề nghị cần phải khẳng định thời gian có nơi thường trú >18 tháng tại khu vực 1 hoặc >18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn, xã có thôn đặc biệt khó khăn ở trong thời gian học THPT bằng cách đánh dấu vào trong ô tương ứng.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ tới huyện|quận, tỉnh|thành phố của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào trong 2 ô đầu, ghi mã trường vào trong 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo như quy định của Sở GDĐT, nếu mã trường có 1 chữ số thì ghi số 0 vào 2 ô đầu tiên, nếu mã trường có 2 chữ số thì ghi số 0 vào ô đầu tiên). 

Đối với thí sinh là quân nhân, công an được cử tham gia dự thi để xét tuyển ĐH, CĐSP thì sẽ ghi mã tỉnh|thành phố tương ứng với tỉnh nơi đóng quân, mã trường THPT là 900. 

Đối với thí sinh có thời gian học tại nước ngoài: Những năm học tại nước ngoài ghi mã tỉnh|thành phố tương ứng với tỉnh|thành phố theo nơi thường trú tại Việt Nam, mã trường THPT là 800. Mục tên lớp: Ghi rõ tên lớp 12 học sinh đang học (ví dụ như 12A1, 12A2,…), đối với các thí sinh tự do ghi “TDO”.

Mục 7: Ghi rõ số điện thoại, email. Đối với những bạn thí sinh có yêu cầu điều chỉnh đăng ký xét tuyển trực tuyến, cần phải đăng ký số điện thoại di động của mình để được cấp mật khẩu sử dụng trong một lần (OTP) qua tin nhắn nhằm đảm bảo cho sự bảo mật lúc đăng ký xét tuyển trực tuyến.

Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ và chính xác thông tin của người liên hệ gồm: 

  • Họ tên; 
  • Số điện thoại; 
  • Địa chỉ xóm (số nhà), thôn (đường phố/ ngõ ngách), xã|phường, huyện|quận, tỉnh|thành phố. Địa chỉ này đồng thời là địa chỉ để nhận Giấy báo trúng tuyển nếu như thí sinh trúng tuyển.

Mục 9: Thí sinh nếu có nguyện vọng lấy kết quả dự thi để xét tuyển vào đại học; cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ⇒ Đánh dấu (X) vào ô bên cạnh. 

Mục 10: Thí sinh bắt buộc phải đánh (X) vào một trong 2 ô để biểu thị rõ được thí sinh học theo chương trình THPT hay là chương trình GDTX cấp THPT.

Mục 11: Đối với những thí sinh tự do phải đánh dấu (X) vào một trong hai ô để phân biệt rõ là thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay thí sinh đã tốt nghiệp THPT (tính tới thời điểm dự thi).

Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi ở Hội đồng thi nào thì ghi tên và mã Hội đồng thi do Bộ GD&ĐT quy định vào trong vị trí tương ứng.

Mục 13: Học sinh đang học tại lớp 12 THPT trường nào thì nộp ĐKDT ở trường đó. Các đối tượng khác nộp ĐKDT tại những địa điểm do Sở GD&ĐT quy định. Mã đơn vị ĐKDT ghi theo như hướng dẫn của nơi nhận ĐKDT.

Mục 14

Đối với thí sinh hiện đang là học sinh 12 (chưa tốt nghiệp THPT) cần đăng ký bài thi tại điểm a, thí sinh không được phép lựa chọn các môn thi thành phần tại điểm b. 

Đối với những thí sinh tự do, tùy theo mục đích dự thi, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển đại học – cao đẳng có thể chọn cả bài thi (tại điểm a) hoặc chỉ lựa chọn một số môn thành phần (tại điểm b) sao cho phù hợp. 

Thí sinh chỉ được đăng ký 1 bài thi tổ hợp (KHTN hoặc KHXH). Thí sinh tự do chỉ đăng ký môn thi thành phần ở trong cùng một bài thi tổ hợp. Trường hợp nếu thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT có các bài thi/môn thi (để xét công nhận TN THPT) năm trước đủ điều kiện để bảo lưu, nếu muốn bảo lưu bài thi hoặc môn thi nào thì phải ghi điểm của bài thi/môn thi đó tại Mục 16. Tuy nhiên, thí sinh vẫn có thể lựa chọn thi bài thi hoặc môn thi thành phần (đã đề nghị bảo lưu) để lấy kết quả nhằm xét tuyển sinh đại học, cao đẳng. 

Đối với những thí sinh theo học chương trình GDTX có thể lựa chọn bài thi Ngoại ngữ nếu như có nguyện vọng sử dụng môn Ngoại ngữ ở trong tổ hợp môn xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Cách lựa chọn bài thi/môn thi thành phần: Thí sinh đăng ký dự thi bài thi hoặc môn thi thành phần nào thì đánh (X) vào ô bài thi/ môn thi thành phần tương ứng, riêng đối với bài thi Ngoại ngữ thì thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như: 

  • N1 – Tiếng Anh; 
  • N2 – Tiếng Nga; 
  • N3 – Tiếng Pháp; 
  • N4 – Tiếng Trung Quốc; 
  • N5 – Tiếng Đức; 
  • N6 – Tiếng Nhật; 
  • N7 – Tiếng Hàn. 

Thí sinh chỉ được lựa chọn các môn thi thành phần ở trong một bài thi tổ hợp.

Mục 15: Đối với thí sinh có nguyện vọng được miễn thi bài thi môn Ngoại ngữ, cần phải ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện được miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo như quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với loại chứng chỉ có ghi số điểm thi (điểm toàn bài thi), thí sinh cần phải ghi điểm vào ô “Điểm thi”.

Mục 16: Thí sinh đã tham dự kỳ thi THPT năm trước, nếu như có những bài thi hoặc môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh nếu muốn bảo lưu điểm của bài thi/môn thi nào thì sẽ ghi điểm bài thi/môn thi đó vào trong ô tương ứng.

*Lưu ý: Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh sẽ được quyền bảo lưu kết quả của từng môn thi thành phần nếu như đủ điều kiện. Để bảo lưu số điểm toàn bài của bài thi tổ hợp nào, thí sinh cần phải ghi điểm của tất cả những môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ấy. 

Đối với những bài thi hoặc môn thi được bảo lưu, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự thi (bài thi/môn thi thành phần) tại Mục 14 chỉ trong trường hợp nếu có nguyện vọng sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục 24, 25, 26, 27: Thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả nhằm xét tuyển ĐH, CĐ Ngành Giáo dục Mầm non cần phải điền các thông tin vào trong các mục này. 

Đối với Mục 24, thí sinh cần phải khai báo ở trên phần mềm đầy đủ, chính xác các thông tin kèm theo minh chứng theo quy định và hướng dẫn tại Phụ lục XVII để hưởng những ưu tiên trong xét tuyển ĐH, CĐ.

 

III –  Một số lỗi thường gặp khi ghi phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023

1. Sai mục ngày tháng năm sinh

Tại mục 2 mẫu đơn xin nghỉ học cấp 2 năm 2023 bắt buộc cần phải điền ngày tháng năm sinh. Nếu như ngày sinh và tháng sinh của thí sinh có 2 chữ số, chúng ít có khả năng sai hơn. Nhưng nhiều thí sinh có tháng sinh và ngày sinh nhỏ hơn 10 thường bị sai ở phần này. Nếu vậy, bạn phải nhập thêm số 0 vào ô đầu tiên. Ví dụ sinh ngày 2/7/2005, thí sinh sẽ phải điền lần lượt là 02, 07, 05.

2. Sai thông tin email, số điện thoại

Phần thông tin này rất quan trọng nhưng nhiều thí sinh thường mắc lỗi. Nhờ vào số điện thoại và email, hệ thống sẽ gửi thông tin tài khoản và mã OTP về hoặc email, số điện thoại thí sinh đã đăng ký. Thí sinh cần nhập mật khẩu để có thể điều chỉnh được nguyện vọng hoặc lấy mã đăng nhập sau khi đã nộp hồ sơ dự thi.

Ngay cả email cũng vậy, nhiều thí sinh không nhớ email sau khi tạo. Tốt nhất là viết chính xác email và mật khẩu ra một tờ giấy hoặc ghi chú trong điện thoại. Khi điền, thí sinh phải kiểm tra kỹ email xem có thiếu hay sai dấu gì hay không.

3. Viết sai mục đăng ký môn thi

Khi đăng ký dự thi tốt nghiệp năm 2023, học sinh lớp 12 chỉ được lựa chọn 1 trong 2 tổ hợp thi là KHTN hoặc KHXH nên tránh việc thí sinh đánh (x) vào cả 2 tổ hợp. Ngoài ra, học sinh đang học 12 cũng phải dự thi theo bài tổ hợp, không được lựa chọn lẻ từng môn học nên tránh nhầm lẫn đánh (x) vào từng môn học riêng lẻ tại phần dành cho thí sinh tự do.

Thí sinh tự do (thi lại) được phép lựa chọn từng môn thi hoặc có thể lựa chọn thi cả bài thi tổ hợp tùy theo mục đích xét tuyển đại học của bản thân.

Tại phần thi môn Ngoại ngữ, thí sinh không được đánh dấu (x) mà cần phải viết ra môn thi mình lựa chọn có ký hiệu quy định từ N1-N7 tương ứng.

4. Viết sai mã

Phiếu đăng ký dự thi gồm nhiều loại mã như: mã cụm thi, mã đơn vị đăng ký thi, mã bộ giáo dục, mã ngành, mã trường,… gẫy ra sự nhầm lẫn cho nhiều thí sinh. 

Cùng với mã ngành và mã trường, thí sinh cần phải hỏi cụ thể về trường đó để điền chính xác. Nhiều trường đại học ghi mã ngành ở trong một ngành lớn, nếu có mã riêng thì thí sinh lưu ý cần điền cho chính xác. 

Cần lưu ý rằng năm nay có nhiều trường đại học đã thay đổi mã trường và mã ngành học. Vì vậy, khi điền thông tin sinh viên cần tìm hiểu thật kỹ trước khi điền.

5. Sai nhóm đối tượng và khu vực tuyển sinh

Các đối tượng thuộc Khu vực 1, 2 và 2-NT sẽ được cộng điểm ưu tiên còn những đối tượng thuộc KV3 sẽ không được cộng điểm. Do đó, các ứng viên phải điền vào phần khu vực một cách chính xác. 

Nhiều năm trước, nhiều sinh viên đã trượt bởi vì điền sai khu vực ứng tuyển. Khu vực tuyển sinh sẽ được tính dựa vào địa điểm học và bằng tốt nghiệp cấp 3. Chỉ một số trường hợp được tính dựa vào hộ khẩu thường trú.

Còn về phần đối tượng ưu tiên, thí sinh sẽ cần phải tra cứu rõ mình thuộc đối tượng nào bởi vì đối với đối tượng khác nhau sẽ có mức điểm cộng khác nhau.

6. Sai ký tự số

Điền sai những ký tự số ở đây là một số thí sinh viết ký tự số 1,2,3… thành những ký tự theo la mã. Còn một số bạn thí sinh có thắc mắc rằng khi làm hồ sơ như số 1 có cần phải gạch chân không,… Câu trả lời chính là Bộ GD&ĐT không quy định quá nhiều về cách viết này, miễn sao thí sinh ghi thật rõ ràng, dễ nhìn là đã đạt yêu cầu.

7. Viết sai mục 21

Hình thức đăng ký xét tuyển nguyện vọng TN THPT năm 2023 có điểm mới tại mục số 21. Thí sinh chọn một trong hai phương thức đăng ký nguyện vọng: Trực tuyến hoặc thông qua phiếu đăng ký. 

Thí sinh chỉ được lựa chọn 1 trong 2. Nếu như đăng ký bằng phiếu, thí sinh có thể ghi nguyện vọng ở bên dưới. Nếu như thí sinh đăng ký trực tuyến, cần đánh dấu vào ô a và để trống ô b.

Từ những sai lầm phổ biến ở trên, cần lưu ý việc đăng ký thi TN THPT rất quan trọng, thí sinh nên dành thời gian để đọc kỹ, nghiên cứu, tìm hiểu về những môn học mà bản thân yêu thích, muốn luyện thi.

Ngoài ra, trong thời gian đăng ký dự thi, thí sinh nên mua một số bộ mẫu đăng ký viết thử hoặc viết lại trong trường hợp sai sót. Đặc biệt, thí sinh cần yêu cầu giáo viên nhập các thông tin cần viết và đọc thật kỹ trước khi điền thông tin. Sau khi điền xong, thí sinh nhớ xem lại thông tin thật kỹ để tránh mắc sai sót và rắc rối về sau.

 

IV – Giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi ghi phiếu Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023

Câu hỏi 1: Em muốn xét tuyển ĐH,CĐ mà quên và tích phần: Thí sinh có dùng kết quả để xét tuyển sinh ĐH,CĐ. Em có phương án nào để có thể giải quyết lỗi này hay nhà trường có hỗ trợ được hay không ạ?

Trả lời: Hiện tại, thí sinh không thể chỉnh sửa được các thông tin đã đăng ký từ trước trên hệ thống, chỉ có thể liên hệ lại phía nhà trường/nơi thí sinh đã nộp hồ sơ để có thể được hỗ trợ và chỉnh sửa theo quy định.

Câu hỏi 2: Nếu như thí sinh đánh dấu thiếu ở mục 9: Là thí sinh dùng kết quả để xét tuyển sinh và đã báo lại với trường thì có được sửa lại không ạ?

Trả lời: Có sửa được. Thí sinh cần phải báo để thầy cô phụ trách cập nhật thông tin đúng của thí sinh ở trên phần mềm quản lý thông tin dự thi.

Câu hỏi 4: Lần cuối em kiểm tra thông tin đúng hết nhưng hôm nay đăng ký nguyện vọng em lại thấy số điện thoại bị sai. Em không đăng ký được để vào đại học ạ. Có sửa lại được không ạ?

Trả lời: Có sửa được. Thí sinh chỉ cần liên hệ với thầy cô nơi tiếp nhận hồ sơ để hỗ trợ sửa lại.

Câu hỏi 5: Cho em hỏi nếu mình muốn đăng ký ưu tiên nhưng thiếu điểm ưu tiên, bây giờ bị khóa rồi thì phải làm thế nào ạ?

Trả lời: Thí sinh cần báo với Hiệu trưởng Trường THPT mà thí sinh đang học/Thủ trưởng đơn vị đăng ký dự thi/Trưởng Điểm thi càng sớm càng tốt để cập nhật lại thông tin chính xác và nhanh chóng nhất nhé.

Trên đây, BUTBI đã hướng dẫn cách ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2023 và sửa phiếu. Hãy tham khảo thật kỹ để hoàn thiện phiếu đăng ký và tránh các sai sót không đáng có nhé!