Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến – trang 139 sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bao gồm phần tóm tắt nội dung chính của đoạn trích, bố cục văn bản, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Ngoài ra, phần soạn bài có hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn sắp tới.
Bài viết Tham khảo thêm:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 127
- Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp
- Soạn bài Viết một bản nội quy nơi công cộng
Tìm hiểu Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
1. Tóm tắt
Ốc và Ngao rủ nhau qua nhà phú hộ Trùm Sò ăn trộm. Sau khi ăn trộm xong, chúng đem bán tang vật đã lấy được cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện được sự việc nên đã trói Thị Hến lên quan huyện để có thể xét xử nàng. Tuy nhiên, quan huyện và thầy Đề đều u mê trước sự xinh đẹp của Thị Hến nên nàng đã được tha bổng. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa và cũng nảy sinh tình ý với Hến. Do đó, Thị Hến đã cho mời cả 3 đến nhà vào một buổi tối để dùng âm mưu tạo ra cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.
2. Nội dung chính
Văn bản là đoạn trích miêu tả sự việc Thị Hến sử dụng mưu kế của mình để Nghêu, Huyện Trìa và Đề Hầu bẽ mặt.
3. Bố cục
Văn bản bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Từ đầu … bày thiệt nào: giới thiệu về nhân vật Huyện Trìa và miêu tả tính cách của hắn.
– Phần 2: Còn lại: Thuật lại cuộc xử án của Huyện Trìa đối với mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm Sò.
4. Tác phẩm
a) Xuất xứ:
Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến là vở tuồng thuộc thể loại tuồng đồ (tuồng hài). Đây là thể loại tuồng thường được sử dụng để châm biếm sâu sắc những thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội thời xưa.
– Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc di sản tuồng truyền thống và cũng được đánh giá là vở tuồng đồ đặc sắc nhất.
– Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến được truyền miệng dân gian nên có một số dị bản được kể lại khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở là có nhiều sự khác biệt nhất.
– Nghêu, Sò, Ốc, Hến do tác giả Hoàng Châu Ký chỉnh lý (1957) gồm có tất cả ba hồi.
Văn bản Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến
– Văn bản Huyện Trìa, Đế Hầu, Sư Nghêu mắc lỡm Thị Hến được trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, là lớp XIII của vở tuồng. Tiêu đề đoạn trích do người biên soạn đặt
– Văn bản được in trong quyển “Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập”, tập 12, do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội xuất bản, năm 2000, trang 544 – 548
b) Thể loại:
-Tuồng (hay còn gọi là luông tuồng, hát bộ, hát bội) là một loại hình nhạc kịch truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam
– Các vở tuồng thường có âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa. Nhiều vở tuồng cũng được lồng ghép nhiều bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật tuồng.
– Có thể nói tuồng là sân khấu của những nhân vật anh hùng… Đây là loại hình có sự khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch hay opera,… Các loại hình này đều là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được ưa chuộng hơn so với tuồng
c) Giá trị nội dung:
– Đoạn trích đã đem đến một tình huống gây cười khi cả ba kẻ mê sắc là Huyện Trìa, Đề Hầu và Nghêu đều tụ hội ở nhà Thị Hến và được một phen bẽ mặt, xấu hổ, nhục nhã
– Đoạn trích đã thành công phê phán, châm biếm, mỉa mai những kẻ háo sắc, bị cái đẹp làm mờ mắt nên đã xử kiện thiếu sự công bằng, cuối cùng lại bẽ mặt dưới tay một ả góa
– Đưa ra bài học cảnh tỉnh, răn đe đối với người đọc và người xem, không nên vì cái đẹp mà đánh mất đi lý trí của mình.
d) Giá trị nghệ thuật:
– Đoạn trích đã thể hiện tốt những đặc trưng của sân khấu tuồng thông qua tạo hình nhân vật, xây dựng tình huống, lời thoại, cử chỉ
– Sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm dân gian quen thuộc
– Ngôn từ được sử dụng đều thuần Việt, dung dị, dễ hiểu
5. Sơ đồ tư duy
Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Đâu là các đặc điểm của thể loại tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Lời giải chi tiết:
Các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua đoạn trích Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến:
– Đề tài: Đề tài chính là các hoạt cảnh diễn ra ở cuộc sống đời thường. Ở đây chính là cuộc gặp gỡ 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều có tính ham mê nữ sắc để rồi phải tự gánh hậu quả.
– Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Tính cách nhân vật được xây dựng nhất quán, xuyên suốt cả đoạn tuồng.
– Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
– Được dựng nên từ tích truyện Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Câu 2 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Em hãy phân tích nguyên nhân làm mâu thuẫn giữa các nhân vật nảy sinh và phát triển cũng như cách giải quyết mâu thuẫn trong văn bản trên.
Lời giải chi tiết:
– Nguyên nhân khiến mâu thuẫn giữa các nhân vậ Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu nảy sinh và phát triển đều bởi 3 nhân vật ham mê sắc đẹp của Thị Hến.
– Cách giải quyết mâu thuẫn: cả ba nhân vật trên đều bị Thị Hến gài bẫy cho vào tròng, phải tự phân xử với nhau.
Câu 3 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng thứ XIX.
Lời giải chi tiết:
– Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng xinh đẹp, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn nhan sắc của mình , nàng đã lên kế hoạch, tìm cách để lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình. (Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên).
– Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người phụ nữ biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng
Câu 4 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Em có suy nghĩ, bình luận gì về tiếng cười toát ra từ tình huống mắc mưu của các nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong đoạn trích này.
Lời giải chi tiết:
Tiếng cười toát ra từ tình huống mắc mưu của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu là ba tiếng cười mang đậm nét trào phúng, châm biếm, mỉa mai khi vì quá ham mê sắc đẹp mà tự mình làm hại mình. Tiếng cười ấy còn là sự chế giễu khi ba người đều là quan trên, chức cao vọng trọng, đứng đầu một huyện lại có những hành vi vi phạm thuần phong mĩ tục.
Câu 5 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Ở một số dị bản khác được lưu truyền, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí trưởng (Lí Hà). Vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu, Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng háo sắc. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt giữa các dị bản giúp người đọc hiểu rõ hơn về một trong những đặc điểm của tuồng đồ đó chính là phương thức truyền miệng. Bởi các vở tuồng được truyền miệng từ người này sang người khác khiến cho các tác phẩm thường có nhiều dị bản khác nhau.
Câu 6 (trang 139, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):
Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai chính là cảnh Thị Hến cùng 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến trên. Trong văn bản Huyện Trìa xử án là do Huyện Trìa xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến. Đến văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến, cả ba thầy đã mắc bẫy của Thị Hến và tự xét xử lẫn nhau.
Bài tập sáng tạo
Vẽ tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Lời giải chi tiết:
Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến được BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh lớp 10. Hãy thường xuyên theo dõi butbi.hocmai.vn để cập nhật những bài soạn văn mới nhất nhé!