Soạn bài Xã trưởng – mẹ Đốp | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

0

Soạn bài Xã trưởng – mẹ Đốp – trang 128 sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bao gồm phần tóm tắt nội dung chính, bố cục bài thơ, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho buổi học văn tới trên lớp. Tham khảo thật kỹ bài viết để có thể soạn bài tốt cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học các bạn nhé!

soan-bai-xa-truong-me-dop-4

Bài viết Tham khảo thêm:

Tìm hiểu Xã trưởng – mẹ Đốp

1. Tóm tắt

Vở chèo đã làm nổi bật được mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Một người là quản lí xã, một người là vợ của người đi rao mõ. Cả hai cùng đi rêu rao về việc thị Mầu có chửa khi nàng còn chưa có chồng và từ đây, mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp ngày càng trở nên xấu đi.

2. Nội dung chính

Vở chèo đã làm nổi bật được mối quan hệ giữa xã trưởng và mẹ Đốp.

3. Bố cục

Đoạn trích được chia làm 2 phần:

– Từ đầu … xã ngồi: Miêu tả cuộc tranh cãi gay gắt giữa xã trưởng và mẹ Đốp về thái độ của xã trưởng.

– Còn lại: Miêu tả cảnh tranh cãi giữa xã trưởng và mẹ Đốp liên quan đến thái độ của mẹ Đốp.

4. Tác phẩm

a) Xuất xứ

  • Vở chèo Quan Âm Thị Kính

– Quan Âm Thị Kính là một trong số các vở chèo cổ đầu tiên của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo tại Việt Nam. Đây là loại hình nghệ thuật đã được ông cha ta tạo ra vào khoảng thế kỷ 17. Sau nhiều thế kỷ, chèo có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về cả cấu trúc, nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật,… 

– Nội dung chính: Sùng Ông và Sùng Bà có một người con trai tên là Thiện Sĩ. Đến tuổi dựng vợ gả chồng, Thiện Sĩ kết duyên với Thị Kính, người con gái của Mãng Ông. Một đêm nọ, khi Thiện Sĩ đang đọc sách và thiu thiu ngủ bên cạnh vợ đang khâu vá, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên định cầm dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán khiến cha mẹ chồng chạy vào và đổ oan cho Thị Kính. Vì vậy, Thị Kính đã bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ. Buồn trước số phận và nỗi oan khó giải của mình, Thị Kính giả trai, vào tu tại chùa Vân Tự, lấy pháp danh là Kính Tâm. 

Thị Màu, con gái của phú ông giàu có gặp được Kính Tâm trong một lần lên chùa. Với tính cách lẳng lơ, nàng ve vãn Kính Tâm nhưng không thành nên đã đổ tội cho Kính Tâm đã khiến nàng chửa hoang dù cái thai là của Nô – người ở tại nhà của phú ông. Bị cả làng bắt vạ, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu cũng ném con cho Kính Tâm nuôi. Sau 3 năm ròng rã xin sữa nuôi con Thị Mầu, Tiểu Kính rời xa trần thế, để lại bức thư kể lại rõ sự tình. Mọi người trong làng cùng sư cụ lập đàn giải oan cho Kính Tâm với ước mong nàng có thể siêu thoát.

Quan Âm Thị Kính là vở chèo mang nhiều giá trị lớn về nghệ thuật tinh hoa truyền thống của Việt Nam. Cùng với đó, vở chèo cũng đem đến cho người xem nhiều bài học đắt giá, ý nghĩa đối với cuộc sống con người.

  • Đoạn trích Xã trưởng – Mẹ Đốp

soan-bai-xa-truong-me-dop-3

– Đoạn trích Xã trưởng – Mẹ Đốp được trích từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. Nội dung đoạn trích xoay quanh cuộc trao đổi, tranh luận của xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ, thông báo tin Thị Mầu có chửa khi chưa có chồng cho cả làng biết.

– Xã trưởng – Mẹ Đốp được in trong Kịch bản chèo, quyển 1 của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thuộc NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, trang 282 – 288 và 324 – 327.

b) Thể loại

  • Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là hình thức nghệ thuật mang tính quần chúng cao, được coi là loại hình sân khấu của hội hè với những đặc điểm như sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với các cách nói ví von đầy tính tự sự, trữ tình.
  • Chèo được hình thành từ thế kỷ thứ 10, dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Hoa Lư (Ninh Bình) chính là đất tổ của sân khấu chèo với người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài giỏi của hoàng cung và được nhà vua phong chức Ưu Bà để chuyên truyền dạy nghề múa hát.

c) Giá trị nội dung

  • Trích đoạn đã cho thấy được sự phê phán đối với các tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính đùa cợt, trêu ghẹo người khác. Ngoài ra, xã trưởng cũng có tính háo sắc và khinh người, tự cao điển hình của quan lại thời bấy giờ.
  • Phần nào có thể thể hiện được một khung cảnh xã hội lạc hậu, cổ hủ với đầy rẫy những giáo điều, quy định quá khắt khe.
  • Đoạn trích đã thể hiện được rõ văn hóa dân gian thông qua ngôn từ và lời lẽ của nhân vật.

d) Giá trị nghệ thuật

  • Giọng điệu trào phúng, châm biếm, mỉa mai
  • Thể hiện rõ được sự đặc trưng của sân khấu chèo thông qua hình tượng nhân vật, ngôn từ, giọng điệu và lời thoại.

5. Sơ đồ tư duy

soan-bai-xa-truong-me-dop-1
Sơ đồ tư duy – Soạn bài xã trưởng – mẹ Đốp

Soạn bài Xã trưởng-mẹ Đốp Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (Trang 132, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):

Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại vào bảng sau:

Từ bảng trên, em hãy nêu quan điểm của mình về thái độ, suy nghĩ của hai nhân vật xã trưởng và mẹ Đốp

Lời giải chi tiết

  Nói về xã trưởng Nói về mẹ Đốp và chồng
Xã trưởng – Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

– Đi rao mõ.

– Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

Mẹ Đốp – Các cụ chửa được ngồi.

– Thầy sai con đi rao mõ.

– Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả.

– Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng.

– Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

– Mõ tôi cả tiếng lại dài hơi

Một xã cử bầu chẳng phải chơi

Mộc đạc vang lừng hòa cả xã.

Nhận xét:

* Về xã trưởng:

– Xã trưởng: có thái độ tự mãn khi mình được chọn làm lí trưởng, ông luôn cho mình đứng trên tất cả mọi người.

– Mẹ Đốp: có thái độ đả kích, chọc tức xã trưởng.

* Về mẹ Đốp và chồng:

– Xã trưởng: tỏ rõ thái độ khinh bỉ, coi thường những người có địa vị thấp kém hơn mình.

– Mẹ Đốp: luôn cảm thấy trân trọng công việc mình đang làm vì mẹ Đốp cũng là được dân bầu.

Câu 2 (Trang 132, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):

Yếu tố hài hước trong đoạn trích được tạo nên từ những thủ pháp nào? Hãy thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào để làm nổi bật hình tượng nhân vật?

Lời giải chi tiết

– Yếu tố hài hước trong đoạn trích Xã trưởng – Mẹ Đốp được tạo nên từ những thủ pháp như:

+ Sử dụng các từ đồng âm ”bằng”: “Bố cháu trẩy tỉnh lĩnh băng rồi ạ/ Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì”.

+ Từ ngữ được sử dụng trong đoạn trích đều là những từ giản dị, đậm chất miền quê: đốp chát, bố cháu, chửa, Đốp với chát cái gì.

– Khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng những cử chỉ, hành động nhanh nhẹn, hoạt bát, giọng điều vang to.

Câu 3 (Trang 132, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo Tập 1):

Mẹ Đốp là kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo cổ dân gian? Theo em, sự xuất hiện của mẹ Đốp nói riêng và tuyến nhân vật này nói chung trong các kịch bản chèo có tác dụng như thế nào đối với việc chuyển tải tư tưởng, triết lí dân gian?

Lời giải chi tiết

– Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật hài hước, gây cười.

– Theo em, sự xuất hiện của nhân vật mẹ Đốp nói riêng và tuyến nhân vật giống như mẹ Đốp nói chung trong kịch bản chèo vừa giúp cho vở chèo tăng thêm sự hấp dẫn bởi với những tình huống vui nhộn, tạo tiếng cười. Từ những tiếng cười trào phúng ấy, các tư tưởng, triết lí dân gian được gửi gắm và truyền tải.

Bài tập sáng tạo

Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Lời giải chi tiết

 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Xã trưởng – mẹ Đốp được BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh lớp 10. Hãy thường xuyên theo dõi butbi.hocmai.vn để cập nhật những bài soạn văn mới nhất nhé!