Soạn bài Thị Mầu lên chùa | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

0

Soạn bài Thị Mầu lên chùa – trang 112 sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bao gồm phần tóm tắt nội dung chính, bố cục văn bản, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn sắp tới. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để soạn bài cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học các bạn nhé!

soan-bai-thi-mau-len-chua-1

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêm:

Tìm hiểu Thị Mầu lên chùa

1. Tóm tắt

Bài 1:

Sau nỗi oan khuất mà bản thân phải gánh chịu, Thị Kính đã thay dạng thành nam nhi, xin đi tu ở chùa và được Sư Cụ nhận lời, được đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái của phú ông. Vốn tính tình lẳng lơ, lại thấy Kính Tâm đẹp người tốt nết nên đã tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng đều bị cự tuyệt.

Bài 2:

Đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật Thị Mầu với nét tính cách lẳng lơ, buông thả thông qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm (Kính Tâm).

2. Nội dung chính

Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” xoay quanh nội dung Tiểu Kính bị trêu ghẹo bởi Thị Mầu.

3. Bố cục

Đoạn trích được chia thành 2 phần:

– Phần 1: (Từ đầu đến có ai như mày không): Miêu tả sự việc Thị Mầu lên chùa

– Phần 2: (Còn lại): Miêu tả tính cách và đặc điểm của Thị Kính.

4. Tác phẩm

a) Xuất xứ:

Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa được trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính. Đây là một trong 7 vở chèo cổ đầu tiên của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 17 và được thay đổi mạnh mẽ từ cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,… vào khoảng thời gian thế kỷ 20.

Nội dung chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính: Thị Kính có chồng là Thiện Sĩ – con của Sùng Ông và Sùng Bà. Một đêm nọ, khi Thị Kính đang ngồi khâu vá, chồng của nàng ngồi đọc sách và thiu thiu ngủ bên cạnh. Nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao toan xén đi khiến Thiện Sĩ giật mình, hô hoán lên. Cha mẹ chồng của Thị Kính chạy vào và đổ cho nàng có ý định giết chồng nên đã đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Chịu nỗi oan khuất không thể giải, Thị Kính giả trai đi tu tại chùa Vân Tự và lấy hiệu là Kính Tâm.

Thị Mầu là con gái của phú ông. Nàng mang thai với Nô – một người ở tại nhà phú ông. Một ngày nọ, Thị Mầu lên chùa và gặp Kính Tâm. Với tính lẳng lơ của mình, nàng ve vãn Kính Tâm nhưng không được. Do đó, khi cả làng biết được chuyện có thai và bắt vạ, thị đã đổ hết cho Tiểu Kinh. Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm nuôi. Ngày ngày, thị Kính đi xin sữa để có thể nuôi con của Thị Mầu khôn lớn. Sau 3 năm, Kính Tâm mất và để lại một bức thư kể rõ đầu đuôi sự tình. Sư cụ cùng mọi người trong làng đã hiểu ra nỗi oan khuất của nàng, lập đàn giải oan cho Kính Tâm mong nàng có thể siêu thoát.

Vở chèo Quan Âm Thị Kính mang đến nhiều giá trị đối với loại hình nghệ thuật cổ mang đầy nét tinh hoa truyền thống của Việt Nam cũng như các bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người.

b) Giá trị nội dung:

Đoạn trích đã thể hiện rất thành công hình ảnh một cô Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả thông qua những đặc trưng của lời nói, cử chỉ và hành động của nhân vật đối với Kính Tâm.

Đoạn trích cũng đã cho thấy được sự cảm thông, thương cảm đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ cũng như trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ.

c) Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn từ thể hiện được rõ nét sự đặc trưng của sân khấu chèo
  • Tính huống kịch hấp dẫn kết hợp với nghệ thuật đặc sắc
  • Sử dụng những từ ngữ dân gian giản dị và mộc mạc

5. Sơ đồ tư duy

Soạn bài Thị Mầu lên chùa | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

1. Trước khi đọc | Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi số 1:

Em đã bao giờ nghe câu thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Theo em, câu thành ngữ này được hiểu nghĩa như thế nào?

Lời giải chi tiết

– Em đã từng nghe câu thành ngữ “Oan Thị Kính”.

– Theo em, châu thành ngữ trên được sử dụng để chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể minh oan hay giãi bày được.

Câu hỏi số 2: 

Hãy quan sát hình ảnh dưới đây xuất hiện trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ của nhân vật Thị Kính và Thị Mầu.

Lời giải chi tiết

– Nhân vật Thị Mầu có tính cách lẳng lơ, mưu mô và xảo quyệt. Khi đạt được mục đích của mình, Thị Mầu có thái độ rất vui vẻ và đắc chí.

– Thị Kính có tính cách đối lập với Thị Mầu, hiền lành, cam chịu, chấp nhận số phận.

 

2. Trong khi đọc | Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi số 1:

Đọc lướt văn bản và cho biết đâu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích?

Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?

Lời giải chi tiết

Trong đoạn trích trên có 2 nhân vật có lời loại là Thị Mầu và Kính Tâm. Trong đó, Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất.

Câu hỏi số 2:

Tiếp nối câu hỏi số 1, em hình dung thế nào về sự khác biệt ở thái độ của hai nhân vật chính trong đoạn trích?

Lời giải chi tiết

Thị Mầu có số lời thoại nhiều hơn nhân vật Thị Kính. Điều này cho thấy rất rõ tính cách của 2 nhân vật:

– Thị Mầu là người nhiều lời, khi nói không có điểm dừng và tỏ rõ sự vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.

– Kính Tâm: là người nói ít, kiệm lời và dường như luôn muốn né tránh Thị Mầu.

Câu hỏi số 3:

Hãy tìm ra những từ miêu tả Kính Tâm xuất hiện trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng các từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách và con người của Thị Mầu?

Lời giải chi tiết

Trong lời thoại của THị Mầu có những từ miêu tả Kính Tâm như:

– Đẹp như sao bằng

– Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Từ việc sử dụng các từ ngữ trên cho thấy Thị Mầu là người háo sắc, lẳng lơ và có những lời lẽ không phù hợp ở nơi linh thiêng cửa chùa.

Câu hỏi số 4:

Ở phần hát ghẹo tiểu của Thị Mầu, theo em, nhân vật có quan niệm thế nào về tình yêu? Chú ý vào những từ ngữ và hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu xuất hiện trong đoạn hát để phân tích.

Lời giải chi tiết

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu đã cho thấy rất rõ về quan niệm tình yêu của nhân vật này: Đối với thị, tình yêu như một trò đùa mà không biết phân biệt sai trái. Hình ảnh ghẹo tiểu ngay tại chùa Phật có thể cho thấy rõ quan niệm ấy.

3. Sau khi đọc | Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi số 1:

Em hãy điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại và bàng thoại của 2 nhân vật Thị Mầu và Thị Kính cùng tiếng đế trong đoạn trích trên (làm vào vở):

Nhân vật Đối thoại Độc thoại Bàng thoại
Thị Mầu
  • Đây rồi nhé!
  • Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
  • Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Thị Kính
Tiếng đế (người xem

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại được tổng hợp trong bảng trên, em có nhận xét gì về tính cách của 2 nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Lời giải chi tiết

Nhân vật Đối thoại Độc thoại Bàng thoại
Thị Mầu – Đây rồi nhé!

– Tên em ấy à?

– Là Thị Mầu, con gái phú ông…Chưa chồng đấy nhá!.

– Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

– Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

– Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

– Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

– Đẹp thì người ta khen chứ sao!

– Nhà tao còn ối trâu!

Thị Kính – A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

– Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

– Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

– Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

– Mười tư, rằm!

– Nam mô A di đà Phật!.

– Khấn nguyện thập phương …Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc … Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là…
Tiếng đế (người xem – Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

– Mầu ơi mất bò rồi!

– Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

– Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

Từ ngôn ngữ và giọng điệu được liệt kê trong bảng trên, ta có thể thấy:

– Thị Mầu là người táo bạo, phóng khoáng.

– Thị Kính là người trầm lặng, nhẹ ngành, có chút e dè đậm chất của người con gái đã quy y cửa Phật

Câu hỏi số 2:

Lời thoại của nhân vật Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã có sự thay đổi ra sao từ đầu đến cuối đoạn trích? Em hãy điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc với những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Lời giải chi tiết

Câu hỏi số 3:

Lời thoại của Thị Mầu đã cho thấy điều gì ở quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của nhân vật?

Lời giải chi tiết

Lời thoại của Thị Mầu đã cho thấy nhân vật có quan niệm về tình yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu sẽ thiên về việc đi theo cảm giác yêu thích của mình. Thị Mầu có suy nghĩ khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc. Thị không ngại ngần bỏ qua những rào cản về lễ nghi, giáo lý hay gia đình. Với Thị Mầu, chỉ cần nàng thích người ta là đủ, có duyên là đến chứ không cần bận tâm bất cứ điều gì “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.

Câu hỏi số 4:

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Em có đồng tình với những quan điểm đó hay không? Giải thích.

Lời giải chi tiết

Trong Đoạn trích trên, tiếng đế đã thể hiện quan điểm về Thị Mầu một cách trực tiếp qua các câu tư như:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

Qua cách xưng hô và sử dụng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi nàng là một người phụ nữ thiếu chừng mực, không biết lễ nghĩa và lẳng lơ. Tiếng đế có lẽ đã có một cái nhìn khá tiêu cực, không tốt đối với nhân vật Thị Mầu.

Theo ý kiến cá nhân của em, tại thời kỳ đó, em cũng sẽ đồng ý với quan điểm của tiếng đế bởi tính cách và quan điểm của Thị Mầu về tình yêu hoàn toàn không phù hợp với những chuẩn mực, nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

Câu hỏi số 5:

Từ những ứng xử của nhân vật Kính Tâm, tác giả dân gian đã thể hiện được quan điểm gì? Theo em, quan điểm đó có còn giữ nguyên được giá trị trong xã hội hiện nay hay không?

Lời giải chi tiết

Thông qua những hành động, ứng xử của nhân vật Thị Kính, ta có thể thấy tác giả dân gian có quan điểm về người phụ nữ xưa rất rõ ràng: hiền lành, hiểu lễ nghĩa, luôn nghe theo lời của gia đình chỉ dạy, tài sắc vẹn toàn.

Theo quan điểm của em, hiện nay vẫn có một số nơi giữ nguyên được giá trị người phụ nữ ngày xưa. Đây đều là những đức tính đẹp mà người phụ nữ nên có dù ở thời kỳ nào.

Câu hỏi số 6:

Đâu là những dấu hiệu giúp em có thể nhận biết đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” là một văn bản chèo?

Lời giải chi tiết

Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:

– Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian.

– Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

– Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng).

– Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.

– Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.

Câu hỏi số 7:

Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu xuất hiện tại đoạn trích Thị Mầu lên chùa, đâu là nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Lời giải chi tiết

     Theo quan điểm cá nhân, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với em là Thị Mầu.  Đây là nhân vật đã được khắc họa khác hẳn với hình ảnh phụ nữ truyền thống. Thị Mầu trong đoạn trích đã mang đến một làn gió mới với tính cách mạnh mẽ, tự tin thể hiện quan điểm và cái tôi của mình. Thị là người dám nói lên tình cảm của mình mà không quan tâm đến những giáo điều, lễ nghi khắt khe thời xưa.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thị Mầu lên chùa được BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh lớp 10. Hãy thường xuyên theo dõi butbi.hocmai.vn để cập nhật những bài soạn văn mới nhất nhé!