Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Cân bằng nội môi”.
1, Khái niệm.
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Mất Cân bằng nội môi gây ra nhiều bệnh ở người và động vật như: cao huyết áp, tiểu đường,…
Cân bằng nội môi giúp: Đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
2, Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Bộ phận tiếp nhận kích thích: tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thanhf xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
Bộ phận điều khiển: điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon.
Bộ phận thực hiện: dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoomon để tăng hoặc giảm hoạt động.
3, Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
Vai trò của thận:
- Tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Tăng cường tái hấp thu nước trả về máu.
- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm, thận sẽ thải nước để duy trì áp suất thẩm thấu.
Vai trò của gan:
Điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu.
Sau bữa ăn gan chuyển glucozo thành glicogen dự trưc và kích thích tế bào nhận và sử dụng glucozo.
Khi đói gan chuyển glicogen thành glucozo đưa vào máu giúp nồng độ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
4, Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
Hệ đệm giúp duy trì pH của máu được ổn định do chúng có thể lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.
Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều axit thì các hệ đệm sẽ phản ứng với các H+ -> giảm H+ trong nội môi.
Nếu trong các sản phẩm của quá trình trao đổi chất chuyển vào máu chứa nhiều bazo thì các hệ đệm sẽ phản ứng với các OH- -> giảm OH- trong nội môi.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.