Tuần hoàn máu – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Tuần hoàn máu “.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

1, Khái quát hệ tuần hoàn.

Ở động vật đơn bào hoặc các loại sinh vật đơn bào thì tỷ lệ diện tích trên thể tích có giá trị rất lớn nên khả năng trao đổi chất rất tốt.

Cấu trúc hệ tuần hoàn: hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch); dịch tuần hoàn (máu); bơm để dịch lưu thông trong mạch (quả tim).

2, Các dạng hệ tuần hoàn.

*Các sinh vật đơn bào chưa có hệ tuần hoàn: hoạt động trao đổi qua bề mặt tế bào.

*Ở động vật đa bào có hệ tuần hoàn:

  • Hệ tuần hoàn hở: hệ mạch không khép kín.
  • Hệ tuần hoàn kín: hệ mạch khép kín.

a, Hệ tuần hoàn hở.

Đại diện: Động vật có xoang (thân mềm, côn trùng).

Đặc điểm:

  • Tuần hoàn hở.
  • Chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng, tương tác với hệ tiêu hóa.
  • Không có sắc tố hô hấp, có hoạt động trao đổi khí qua ống khí riêng.
  • Dòng máu chảy trong môi trường bị hở nên tốc độ chậm và áp lực thấp.

b, Hệ tuần hoàn kín.

Đại diện: Giun đốt, thân mềm (mực và bạch tuộc), động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)

Đặc điểm:

  • Máu lưu thông trong mạch kín.
  • Áp lực của dòng máu cao hơn so với hệ tuần hoàn mở.
  • Tốc độ lưu thông của máu cao.
  • Có hai loại hệ tuần hoàn kín (kín đơn – 1 vòng tuần hoàn, kín kép – có 2 vòng tuần hoàn).

3, Hoạt động của tim.

a, Tính tự động của tim.

Tim hoạt động có tính tự động:Tự nó có thể phát ra xung động và làm cho tim đập.

Nếu tim bị tách rời nhưng được bổ sung môi trường sinh lí và dinh dưỡng phù hợp thì tim vẫn tiếp tục đập được một thời gian.

Cấu trúc của tim có thành phần giúp hoạt động tự động của tim.

Cấu trúc của tim:

  • Nút xoang nhĩ: đều đặn phát ra xung.
  • Nút nhĩ thất: Nơi nhận tín hiệu lan tỏa từ nút xoang nhĩ.
  • Bó his: Nhận xung từ nút nhĩ thất lan tỏa xuống tâm thất.
  • Mạng puockin: phân nhánh, lan tỏa khắp cơ tâm thất.

=> Tim có tính tự động => Tim hoạt động theo chu kì.

b, Tim hoạt động theo chu kì.

Ở các loài thú: kích thước cơ thể càng nhỏ nhịp tim càng nhanh.

4, Hoạt động của hệ mạch.

Chức năng: Cấu trúc ống từ tim đi khắp cơ thể để đem dinh dưỡng và oxi đi nuôi tế bào.

Thành phần:

  • Động mạch: lớn, thành dày, không van, tổng thiết diện nhỏ.
  • Mao mạch: phân bố khắp cơ thể, tổng thiết diện lớn.
  • Tĩnh mạch: thành mỏng, bên trong có van.

a, Huyết áp:

  • Máu chảy trong mạch tạo ra áp lực lên thành mạch gọi là huyết áp.
  • Khi tâm thất co (tâm thu): máu chảy nhanh và áp suất dòng máu cao gọi là huyết áp tâm thu (120mmHg)
  • Khi giãn chung máu đổ về tim áp lực dòng máu là tốt nhất (huyết áp tâm trương) (70-80mmHg)
  • Trong suốt chiều dài hệ mạch, huyết áp giảm dần.

b, Vận tốc máu.

Máu mới bơm từ tim: áp lực mạnh, vận tốc nhanh.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.