Câu cá mùa thu tác giả tác phẩm – Nguyễn Khuyến

0

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Câu cá mùa thu” là tài liệu văn mẫu lớp 11 hay được Bút Bi sưu tầm, giúp các em hiểu hơn về Nguyễn Khuyến và Tự tình của bà. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 11.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

1. Tiểu sử về Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến ( 15-2-1835 ) tại Tỉnh Hà Nam. Ông sống và làm việc chủ yêu ở Tỉnh Thái Nguyên. Nguyễn Khuyến được xếp hạng nổi tiếng thứ 47095 trên thế giới và thứ 215 trong danh sách những Nhà thơ nổi tiếng.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên thật là Nguyễn Văn Thắng, tự Miễn Chi, hiệu là Quế Sơn. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với các tác phẩm được viết theo thể thơ Nôm thất ngôn bát cú cho đến Đường luật.

Thuở nhỏ, ông từng theo học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người rất thông minh, ham học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân của trường Hà Nội.

Năm 1865, ông trượt thi Hội nên đã ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đã đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, nhằm tự nhủ phải luôn cố gắng nhiều hơn nữa.

Năm 1871, ông đã thi đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp).

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, sau đó đã được thăng lên làm Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, Nguyễn Khuyến được thăng chức lên làm Bộ Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và bị điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ  là toản tu Quốc Sử Quán.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến qua đời vào ngày 05/02/1909, hưởng thọ 75 tuổi.

Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách vô cùng thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ rất kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

2. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn và cuối cùng của thời trung đại. Ông được mệnh danh là một nhà thơ của dân tình và làng cảnh Việt Nam. Sáng tác của tác giả Nguyễn Khuyến gồm có cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu chính là thơ.

Thơ của Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè; phản ánh về cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, những tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân và với nước.

Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học Việt Nam là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê và thơ trào phúng.

Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Nguyễn Khuyến có rất nhiều sáng tác mang tính trào phúng, nhưng đa số là thơ trữ tình. Thơ ông xoay quanh các vấn đề chính như là: về con người quê hương, kích bọn người xấu ở trong chiến tranh, nửa thực dân, nửa phong kiến đồng thời bộc bạch tâm sự của mình.

Tác phẩm “Quế sơn thi tập” gồm có 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ nôm với rất nhiều thể thơ khác nhau và được xem là một tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

3. Phong cách sáng tác của Nguyễn Khuyến

a) Ngôn ngữ

– Ngôn ngữ thơ Nguyễn khuyến rất là phong phú không những trong phong cách nói mà còn rất mỹ lệ  và  gợi cảm trong cách miêu tả.

Nguyễn Khuyến còn có biệt tài là khai thác khả năng diễn tả của từ ghép rất độc đáo

Ông tiếp tục truyền thống học tập ca dao và tục ngữ của những nhà thơ Nôm các thế kỉ trước, nhưng ông có một lối sáng tạo riêng.

– Ngôn ngữ trào phúng:

  • Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng hóm hỉnh và nhiều cung bậc. Trào phúng của Nguyễn Khuyến có  một nét riêng biệt.
  • Ông có biệt tài, cường điệu và chơi chữ vô cùng tài tình

– Ngôn ngữ tả cảnh:

  • Nguyễn Khuyến rất thành công ở trong  việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Thơ du vịnh và thơ bốn mùa không chỉ tả cảnh mà còn miêu tả về tâm trạng của nhà thơ.
  • Ngôn ngữ tả cảnh rất chính xác, cách chọn chữ, dung từ thích hợp, từ ngữ thường lấy giàu nhạc điệu, có khả năng gợi tả rất cao.
  • Sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng lại không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc đạt tới mức nghệ thuật.

b) Hình ảnh

– Hình ảnh sử dụng thường đơn sơ và khêu gợi thể hiện qua những chi tiết thật bình dị, sống động. Nó có giá trị nâng các câu thơ làm tăng lên sức biểu cảm.

– Thơ của ông có sự kết hợp hài hòa  giữa âm thanh và màu sắc gợi cảm giác vừa xem tranh thủy mặc lại vừa nghe thơ Đường.

– Màu sắc tuyệt diệu có khả năng gợi tả vô cùng cao.

– Nguyễn Khuyến là bậc thầy ở trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh

=> Nguyễn Khuyến đã có những cống hiến rất quan trọng làm cho ngôn ngữ đi sát vào đời sống và ông đã thành công ở trong việc chuyển cái tinh túy của đời thường thành thơ.

4. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khuyến

Trong văn học Việt Nam, nói đến những tác giả xuất sắc thì không thể thiếu nhà văn Nguyễn Khuyến, ông đã để lại cho nền văn học những tác phẩm nổi bật như: Bạn đến chơi nhà, Muốn lấy chồng, Khóc Dương Khuê, Than nghèo, than già, than nợ, cảnh Tết, cảnh già, châu chấu đá voi, Đề Tranh Tố Nữ, Cáo quan về ở nhà, chợ đồng, chừa rượu, thầy đồ mắc lừa gái…

Trong số những tác phẩm hay nhất về thơ của ông có 3 tác phẩm về mùa thu đặc biệt nổi tiếng đó là Thu Vịnh, Thu ẩm Thu điếu và 3 tác phẩm than về cuộc đời như than nghèo, than già và than nợ.

5. Những thành tựu đạt được của Nguyễn Khuyến

  • Năm 1987, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã quyết định thành lập Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Khuyến với chu kì tổ chức 5 năm 1 lần để vinh danh các tác giả và nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc ở trong hoạt động văn học, nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Từ năm 1997, khi tỉnh Hà Nam đã được tái lập, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận việc tổ chức giải thưởng này trong kỳ trao giải lần thứ III và đã tổ chức tới kỳ trao giải thứ VII của năm 2017.[5]
  • Tên của ông được đặt cho một con phố có nhiều di tích và danh thắng ở tại quận Đống Đa, bên cạnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội: Phố Nguyễn Khuyến có tên cũ phố Sinh Từ (trước năm 1945) và Bùi Huy Bích (trước năm 1964). Ngày nay, tên phố Bùi Huy Bích đã được đặt cho một con đường ở phường Hoàng Liệtquận Hoàng MaiHà Nội. Các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phủ Lý đều có các con phố và con đường mang tên của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
  • Riêng Hà Nội còn có thêm đường Nguyễn Khuyến là thuộc phường Văn Quánquận Hà Đông. Tên đường Nguyễn Khuyến đã được đặt khi Hà Đông còn là thành phố thủ phủ tỉnh Hà Tây trước khi được sáp nhập vào Hà Nội.

6. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là gì

Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét rằng “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Và từ đó Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì con người, cảnh, vật thông qua cảm nhận của ông đều rất đậm đà phong vị của quê hương đất nước.

Hy vọng bài viết trên đây của Bút Bi sẽ giúp các bạn học tốt hơn trong chương trình ngữ văn lớp 11.