Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa 12 (Lý thuyết + Đề ôn thi có đáp án)

0

Để giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới, HOCMAI xin gửi tới các em học sinh Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa 12 đầy đủ và chi tiết nhất. Các em hãy cùng HOCMAI tổng ôn lại những kiến thức trọng tâm, những dạng bài thường gặp và luyện tập bằng các đề ôn luyện thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa học dưới đây nhé!

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12

⇒ Các bài viết tham khảo thêm:

A – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA 12

CHƯƠNG 1: ESTE 

I – Định nghĩa

– Este là sản phẩm thu được khi thay thế nhóm OH trong axit cacboxylic bằng nhóm OR’

(RCOOH → RCOOR’).

– Công thức tổng quát của một số loại este hay gặp:

  • Este đơn chức, mạch hở: CxHyO2 hoặc RCOOR’ .
  • Este no, đơn chức, mạch hở: C2H2n+1COOCmH2m+1 hay CxH2xO2.
  • Este đa chức của axit đơn chức và Ancol đa chức: (RCOO)xR’.
  • Este đa chức của axit đa chức và Ancol đơn chức: R(COOR’)x.

II – Danh pháp

Tên thay thế = Gốc Ancol + Tên thay thế của axit (đổi đuôi “ic” thành đuôi “at”).

  • CH3COOC2H5: etyl axetat.
  • CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat.
  • (CH2OOC-CH3)2: etylenglycol điaxetat.

III – Tính chất vật lý

– Trạng thái: Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn ( như mỡ động vật, sáp ong …)

– Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.

– Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.

– Đa số các este có mùi thơm đặc trưng:

  • Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối
  • Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa
  • Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng,…

IV – Tính chất hóa học

  1. Phản ứng đốt cháy

CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 → nCO2 + nH2O

  1. Phản ứng thủy phân

2.1. Trong môi trường axit

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-1

V – Điều chế

1. Thực hiện phản ứng este hóa giữa ancol và axit

RCOOH + R’OH → RCOOR’ + H2O

2. Thực hiện phản ứng cộng giữa axit và hiđrocacbon không no (đã giảm tải)

RCOOH + C2H2 → RCOOCH + CH2

VI – Lipit

– Là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

– Lipit gồm: chất béo, sáp, steroit và photpholipit.

  • Sáp điển hình là sáp ong.
  • Steroit và photpholipit có trong cơ thể sinh vật.
  • Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh (axit béo) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

– Công thức chung là C3H5(OOCR)3

– Các axit béo thường gặp là: axit panmitic C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH, axit oleic C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH.

– Chất béo là thành phần chính của mỡ động vật và dầu thực vật.

  • Chất béo có gốc axit no: rắn, mỡ động vật.
  • Chất béo có gốc axit không no: lỏng, dầu thực vật

– Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, xăng, ete…

– Bản chất chất béo là este nên có những tính chất như este.

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT 

– Cacbohiđrat (còn gọi là gluxit hoặc saccarit) là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m, có chứa nhiều nhóm OH và nhóm cacbonyl (anđehit hoặc xeton) trong phân tử.

MONOSACCARIT ĐISACCARIT
Glucozơ Fructozơ

Saccarozơ

Công thức C6H12O6
CH2OH – (CHOH)4 – CHO
C6H12O6

CH2OH – (CHOH)3 – CO – CH2OH

C12H22O11
Tính Chất Vật Lí Và Trạng Thái Tự Nhiên – Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.

– Có vị ngọt kém đường mía.

– Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho nên glucozo còn gọi là đường nho, mật ong (30%), máu người (0,1%)

– Là chất rắn kết tính, dễ tan trong nước.

– Vị ngọt hơn đường mía.

– Có nhiều trong hoa quả và đặc biệt trong mật ong (40%).

– Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

– Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt.

Tính Chất Hóa Học  de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-1-1

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-2

a) Các phản ứng của ancol đa chức

– Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường.

– Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức. (Phản ứng tương tự như glucozo)

b) Trong môi trường kiềm fructozơ glucozơ

Nên fructozơ có phản ứng:

+) Tráng gương

+) Cu(OH)2 /OH

a) Phản ứng của ancol đa chức

Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường:

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O.

b) Phản ứng thủy phân

C12H22O11 +H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6(fructozơ)

Điều chế Dựa vào phản ứng thủy phân:

+) Tinh bột và xenlulozơ:

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

+) Saccarozơ:

C12H22O11 +H2O → C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía, củ cải,…
Ứng dụng – Làm thuốc tăng lực

– Công nghiệp: sản xuất saccarozo, ancol etylic,…

– Pha chế thuốc – Nguyên liệu sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, … 

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-3de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-4

CHƯƠNG 3: AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT

AMIN RNH2  AMINO AXIT NH2-R-COOH
Định nghĩa Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc hiđrocacbon ta thu được amin. Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)
Đồng phân – Mạch cacbon

– Bậc amin

Danh pháp – gốc – chức : ank + yl + amin

– thay thế : ankan + vị trí + amin

– thay thế: “axit” + vị trí + “amino” + tên axit cacboxylic tương ứng.

– bán hệ thống: “axit” + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + “amino” + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

T/c Vật Lý – Giữa amin và nước có liên kết Hiđro liên phân tử nên các amin có khả năng tan tốt trong nước. Độ tan trong nước giảm khi số nguyên tử C tăng.

– Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí, có mùi khai; các amin còn lại đều tồn tại ở trạng thái lỏng, rắn.

– Anilin: lỏng, không màu, độc ít tan trong nước dễ bị oxi hóa chuyển thành màu nâu đen.

– Amino axit kết tinh tồn tại ở dạng ion lưỡng cực – Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

– Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)

T/c Hóa Học 1. Tính bazơ

Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-5

1. Tác dụng lên thuốc thử màu

(H2N)x – R – (COOH)y.

Khi:

x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh

x < y thì amino axit có tính axit, quỳ

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-6

Điều chế 1. Hiđro hóa hợp chất nitro

C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O (Fe/HCl)

2. Dùng kiềm mạnh đẩy amin ra khỏi muối amoni

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

– Amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống

– Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm mì chính (hay bột ngọt)

– Axit ε-aminocaproic và axit ω-aminoenantoic là nguyên liệu sản xuất tơ tổng hợp (nilon – 6 và nilon– 7)

– Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin (CH3–S–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH) là thuốc bổ gan

 

PEPTIT  PROTEIN
Định nghĩa – Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α – aminoaxit được gọi là liên kết peptit.

– Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α – aminoaxit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. 
Phân loại – Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α – aminoaxit. Ví dụ nếu có hai gốc thì gọi là đipeptit, ba gốc thì gọi là tripeptit (các gốc có thể giống hoặc khác nhau).

– Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit. Polipeptit là cơ sở tạo nên protein.

– Gồm hai loại protein đơn giản và protein phức tạp:

+ Protein đơn giản chỉ gồm các chuỗi polipeptit.

+ Protein phức tạp ngoài các chuỗi polipeptit còn có thành phần phi protein khác.

Đồng phân – Sự thay đổi vị trí các gốc α – aminoaxit tạo nên các peptit khác nhau.

– Phân tử có n gốc a – aminoaxit khác nhau sẽ có n! đồng phân.

Danh pháp – Tên peptit = Tên thông thường của các aminoaxit bắt đầu từ đầu chứa N

Ví dụ: Ala – Gly – Lys thì tên gọi là Alanyl Glyxyl Lysin

T/c Vật lý Hình sợi: keratin (tóc, móng, sừng), miozin (cơ bắp), fibroin (tơ tằm, mạng nhện) hoàn toàn không tan.

Hình cầu: anbumin, hemoglobin tan trong nước tạo dung dịch keo khi đun nóng hoặc gặp hóa chất lạ bị đông tụ.

T/c Hóa học 1. Phản ứng màu Biure

Từ tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu tím đặc trưng.

Lưu ý: Đipeptit không có phản ứng này.

2. Phản ứng thủy phân hoàn toàn tạo các α – aminoaxit

Khi thủy phân hoàn toàn tùy theo môi trường mà sản phẩm của phản ứng khác nhau:

– Trong môi trường trung tính: n-peptit + (n1) H2O → aminoaxit.

– Trong môi trường axit HCl: n-peptit + (n1) H2O + ?HCl → muối amoniclorua của aminoaxit.

– Trong môi trường bazơ NaOH: n-peptit + ? NaOH → muối natri của aminoaxit + ? H2O

– Phản ứng thủy phân tạo các α-aminoaxit nếu không hoàn toàn tạo các oligopeptit.

– Phản ứng với Cu(OH)2 có phản ứng màu Biure.

– Phản ứng màu với HNO3 đặc tạo kết tủa màu vàng 

– Bị đông tụ khi đun nóng hay tiếp xúc với axit, bazơ hóa chất lạ.

 

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1. Khái niệm: 

Những hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn (từ hàng ngàn tới hàng triệu đvC) do nhiều mắt xích liên kết với nhau được gọi là hợp chất cao phân tử hay polime.

Polime gồm 2 loại :

  • Polime thiên nhiên: cao su thiên nhiên, tinh bột, xenlulozơ, peptit, protein,…
  • Polime tổng hợp: polibutađien, polietilen, PVC,….

2. Cấu trúc của polime

Có 3 dạng cấu trúc: mạch không nhánh (thí dụ : polietilen, PVC, xenlulozơ,…), mạch phân nhánh (thí dụ : nhựa rezol) và mạng không gian (thí dụ : cao su lưu hoá, amilopectin, nhựa rezit).

3. Tính chất

a) Tính chất vật lí

Các polime không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, khó bị hòa tan trong các dung môi thông thường, có tính bền nhiệt và độ bền cơ học cao.

b) Tính chất hoá học

– Nhiều polime có tính bền vững với tác dụng của axit, bazơ và chất oxi hoá như teflon, polietilen,…

– Một số polime có phản ứng giữ nguyên mạch polime : xenlulozơ có phản ứng este hoá ; PVC, poli(metyl metacrylat) bị thủy phân ; phản ứng cộng vào liên kết đôi C=C,…

– Một số polime có phản ứng phân cắt mạch polime (các polieste, poliamit, tinh bột hoặc xenlulozơ,… bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc bazơ hoặc xúc tác enzim)

– Polipeptit và protein có phản ứng màu với Cu(OH)2, với axit HNO3; Tinh bột có phản ứng màu với iot;…

4. Phương pháp tổng hợp polime

a) Phản ứng trùng hợp

– Quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) tạo thành phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng trùng hợp.

– Các chất tham gia phản ứng trùng hợp là những chất trong phân tử có liên kết bội (đôi hoặc ba) hoặc vòng kém bền.

b) Phản ứng trùng ngưng

– Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác gọi là phản ứng trùng ngưng.

– Các chất tham gia phản ứng trùng ngưng là những chất trong phân tử phải có từ hai nhóm chức có khả năng phản ứng trở lên.

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-7

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI

1. Khái niệm dãy điện hóa

Dãy điện hóa của kim loại là dãy những cặp oxi hóa – khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của kim loại.

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-hoa-12-8

2. Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại

a) So sánh tính oxi hóa – khử

– Tính oxi hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại (tính oxi hóa của ion Mn+ càng yếu thì tính khử của kim loại M càng mạnh).

b) Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử

Dãy điện hóa của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử theo quy tắc alpha (α): Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

3. Cấu tạo của nguyên tử kim loại

– Các nguyên tử kim loại có số e ngoài cùng rất ít 1, 2 hoặc 3e.

– Trong chu kỳ nguyên tử kim loại có bán kính lớn hơn và điện tích hạt nhân nhỏ hơn so với các phi kim.

4. Cấu tạo đơn chất kim loại

– Kim loại có cấu tạo mạng tinh thể gồm ion dương dao động liên tục tại các nút mạng và các hạt e tự chuyển động giữa các ion dương.

– Có 3 kiểu mạng tinh thể.

5. Liên kết kim loại

– Là liên kết sinh ra do các e tự do gắn các ion dương kim loại với nhau.

– Đặc điểm liên kết:

  • Do tất cả các e tự do trong kim loại tham gia.
  • Do lực hút của ion dương và các e tự do.

6. Tính chất vật lý của kim loại

– Tính chất vật lí:

  • Tính dẻo. 
  • Tính dẫn điện 
  • Tính dẫn nhiệt 
  • Ánh kim.

Những tính chất vật lý chung của Kim loại là do các hạt e tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.

– Những tính chất vật lý khác:

  • Khối lượng riêng: Os>>Li.
  • Nhiệt độ nóng chảy: W>>Hg.
  • Độ cứng: Cr>>Cs.

7. Tính chất hóa học của kim loại

– Tác dụng với phi kim

4Al + 3O2 → 2Al2O3

Cu + Cl2 → CuCl2

–  Tác dụng với dung dịch axit

  • Dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

Zn + HCl → ZnCl2 + H2

Zn+ H2SO4 → ZnSO4 + H2

  • Tác dụng với axit có tính oxi hóa

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.

– Tác dụng với dung dịch muối.

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

8. Hợp kim

– Hợp kim là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy một hỗn hợp nhiều kim loại khác nhau

hoặc hỗn hợp kim loại và phi kim.

– Tính chất của hợp kim.

  • Tính chất hóa học của hợp kim tương tự như các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
  • Tính chất vật lí của hợp kim khác nhiều so với các kim loại ban đầu.

a) Tính dẫn điện, dẫn nhiệt: Thấp hơn so với các kim loại ban đầu.

b) Hợp kim thường cứng và giòn hơn so với các kim loại ban đầu.

c) Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn so với các kim loại ban đầu.

9. Ăn mòn kim loại

Định nghĩa: Sự phá hủy bề mặt kim loại hay hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.

a) Ăn mòn hóa học

– Khái niệm: ăn mòn hóa học là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do phản ứng với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

– Đặc điểm: không phát sinh dòng điện, ở nhiệt độ càng cao thì qu trình ăn mòn diễn ra càng nhanh.

– Bản chất: là một quá trình oxy hóa – khử. Electron chuyển trực tiếp từ kim loại sang môi trường.

b) Ăn mòn điện hóa

– Khái niệm: là sự phá hủy kim loại, hợp kim do kim loại , hợp kim tiếp xúc với dd chất điện li tạo nên dòng điện.

– Ví dụ: Nhúng thanh hỗn hợp 2 kim loại Zn – Cu nối nhau qua dây dẫn và vôn kế vào dung dịch H2SO4 lỗng.

  • Quan sát hiện tượng.
  • Giải thích hiện tượng.

– Điều kiện xảy ra quá trình ăn mòn:

  • có các điện cực khác nhau (Kim loại khác nhau, Kim loại – phi kim)
  • các điện cực phải tiếp xúc với nhau
  • cùng tiếp xúc với dd chất điện li.

– Cách chống sự ăn mòn kim loại

  • Cách li kim loại với môi trường.
  • Dùng hợp chất chống gỉ
  • Dùng chất chống ăn mòn
  • Phương pháp điện hóa.

10. Điều chế kim loại

a) Nguyên tắc điều chế kim loại

Khử ion Kim loại trong các hợp chất: Mn+ + ne → M

b) Phương pháp điều chế

– Phương pháp thủy luyện

  • Bản chất: Dùng kim loại mạnh để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
  • Giới hạn: Điều chế những Kim loại có tính khử yếu (sau Cu).

– Phương pháp nhiệt luyện

  • Bản chất: Dùng các chất khử như CO, H2, C, Al để khử ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
  • Giới hạn: điều chế những kim loại có tính khử trung bình (sau Al).

– Phương pháp điện phân

  • Điện phân nóng chảy.
  • Bản chất : Khử ion kim loại bằng dòng điện 1 chiều.
  • Giới hạn: Thường điều chế những kim loại có tính khử mạnh Li – Al.
  • Ví dụ: điện phân nóng chảy muối, hidrôxid, oxit.

– Điện phân dung dịch:

  • Bản chất: tương tự đpnc
  • Giới hạn: điều chế các kim loại có tính khử trung bình, yếu.
  • Ví dụ : Điện phân dung dịch CuCl2
  • Định lượng trong điện phân: Định luật faraday m =AIt/nF

Trong đó : 

  • A: Nguyên tử lượng.
  • I: Cường độ dòng.
  • t: thời gian điện phân.
  • n: số electron trao đổi.
  • F: hằng số Farađay.

⇒ THAM KHẢO CHI TIẾT ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 TẠI ĐÂY:

II –  Đề ôn thi cuối kì 1 Hóa 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Sau đây là một số đề tham khảo ôn thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa do chính giáo viên tại hệ thống giáo dục HOCMAI biên soạn và bộ đề thi chúng tôi sưu tầm gửi đến các em học sinh. Các em hãy tham khảo thật kỹ, thực hành làm nhiều đề để nắm chắc kiến thức, tự tin giành điểm cao trong kỳ thi sắp tới nhé!

Đề ôn thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa – Đề số 1


  ⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!

Đề ôn thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa – Đề số 2


  ⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!

Đề ôn thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa – Đề số 3


  ⇒ Tham khảo đáp án chi tiết TẠI ĐÂY!

Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 môn Hóa 


Trên đây là chi tiết toàn bộ Đề cương ôn thi học kì 1 Hóa 12 do HOCMAI tổng hợp và biên soạn gửi đến các em học sinh. Chúc cho các em ôn luyện thi thật tốt để chinh phục kỳ thi cuối kỳ sắp tới nhé!