Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 12 (Kèm để ôn thi có lời giải chi tiết)

0

Để giúp các em học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối HK1 sắp tới, HOCMAI đã tổng hợp Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 12 chi tiết nhất theo chuẩn cấu trúc đề thi trong bài viết này. Nào chúng ta cùng bắt đầu nhé!

de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-ngu-van-12

⇒ Các bài viết tham khảo thêm:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 12

1. Phong cách ngôn ngữ

2.  Hệ thống kiến thức về phương thức biểu đạt

  • Phương thức biểu đạt tự sự
  • Phương thức biểu đạt miêu tả
  • Phương thức biểu đạt biểu cảm
  • Phương thức biểu đạt thuyết minh
  • Phương thức biểu đạt nghị luận
  • Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

3. Hệ thống kiến thức về các biện pháp tu từ

3.1. Biện pháp tu từ từ vựng

– So sánh: Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ: Cách diễn đạt  mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn gần với con người

Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp điệu cho câu văn, câu thơ.

Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng: Tô đậm, phóng đại về đối tượng.

Câu hỏi tu từ: Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định…)

Đối: Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa cho sự diễn đạt, nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.

Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên.

3.2. Biện pháp tu từ cú pháp:

Phép lặp cú pháp: Lặp cú pháp là tạo ra những câu hoặc những đoạn câu có chung một kiểu cấu tạo cú pháp, làm cho câu văn có tính chất cân đối, với dụng ý tác động về nhận thức hoặc về tình cảm.

Phép liệt kê: Liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp đồng loại (nhưng khác nhau về từ ngữ) nhằm tạo ra những ý nghĩa bổ sung về mặt nhận thức hoặc thể hiện cách đánh giá, cảm xúc chủ quan về các sự vật được đưa ra.

Phép chêm xen: Chêm xen là cách đưa thêm từ ngữ (có khi là một tổ hợp từ có dạng một câu trọn vẹn) vào câu, nhưng không thiết lập quan hệ ngữ pháp với phần câu chứa chúng, nhằm chi tiết hóa sự việc, làm cho lời văn linh hoạt, nêu nhận xét của người thuật chuyện, bổ sung những tin mang những mục đích rất khác nhau.

4. Hệ thống kiến thức về các phép liên kết

Phép nối → Tác dụng: Liên kết câu, tạo nên quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu: quan hệ bổ sung, tương phản, nguyên nhân – hệ quả, thời gian.

Phép thế → Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ ngữ.

Phép tỉnh lược →Tác dụng: Liên kết câu, tránh lặp từ.

Phép lặp từ vựng →Tác dụng: Liên kết câu, nhấn mạnh ý.

Phép liên tưởng →Tác dụng: Liên kết các câu cùng hướng về chủ đề chính của văn bản, bộc lộ rõ nội dung.

5. Hệ thống kiến thức về các kiểu câu, thành phần câu

5.1. Các thành phần của câu

a) Các thành phần chính của câu

Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Đôi khi cả tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ cũng có khả năng làm chủ ngữ.

Vị ngữ là thành phần chính của câu.Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

b) Các thành phần phụ trong câu

Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

Định ngữ: Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt.Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm C-V.

Bổ ngữ: Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.

Khởi ngữ: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.Vị trí: đứng trước chủ ngữ (đứng đầu câu) hoặc đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ (đứng giữa câu). Chức năng: nêu lên đề tài trong câu với ý nhấn mạnh.

c) Các thành phần biệt lập trong câu

Thành phần tình thái:Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

Thành phần gọi đáp:Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

Thành phần phụ chú: Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Vị trí giữa hoặc cuối câu.

5.2. Các kiểu câu

a) Theo cấu trúc ngữ pháp

Câu đơn: Là câu chỉ có một vế câu (1 cụm C-V)

Câu rút gọn/ tỉnh lược: Khi trò chuyện trực tiếp có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người nghe vẫn hiểu đúng ý.

Câu đặc biệt: Những câu diễn đạt ý trọn vẹn chỉ do một từ ngữ tạo thành mà không xác định được đó là chủ ngữ hay vị ngữ thì gọi là câu đặc biệt

Câu ghép: Là câu có từ 2 vế trở lên,mỗi vế câu thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm Chủ – Vị)

  • Câu ghép đẳng lập: Các vế độc lập không phụ thuộc vào nhau về mặt ý nghĩa, giữa các vế câu có từ chỉ quan hệ hoặc dấu phẩy, dấu hai chấm, …
  • Câu ghép chính phụ: Chỉ có hai vế câu. Vế chính và vế phụ có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về ý nghĩa và gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ.

Câu phức: Là câu có từ hai kết cấu C-V trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu C-V còn lại bị bao hàm trong kết cấu C-V làm nòng cốt đó.

b) Theo mục đích phát ngôn

Câu trần thuật (hay còn gọi là câu kể): Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc.

Câu nghi vấn (hay còn gọi là câu hỏi): Chủ yếu dùng để hỏi (hỏi người và hỏi chính mình). Đôi khi, dùng vào mục đích khác (cảm thán/ cầu khiến).

Câu cầu khiến: Dùng để cầu khiến (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo), khẳng định hoặc phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than (!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm (.).

Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết). Có những từ ngữ cảm thán. Cuối câu thường kết thúc bằng dấu chấm than (!).

PHẦN II: LÀM VĂN | Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 12

1. Nghị luận xã hội

1.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Dàn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

a) Mở bài: 

– Dẫn dắt vào đề 

– Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài 

– Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) 

b) Thân bài: 

* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:

– Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

– Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?

* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận

* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

– Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

– Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

– Đề xuất phương châm đúng đắn…

c) Kết bài

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài 

– Lời nhắn gửi đến mọi người 

1.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Dàn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống:

a) Mở bài

– Dẫn dắt vào đề  để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

b) Thân bài

* Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài . Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó .

Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

– Tình hình, thực trạng trên thế giới 

– Tình hình, thực trạng trong nước 

– Tình hình, thực trạng ở địa phương 

* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên:

– Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

  • Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội 
  • Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người 

– Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân khách quan 
  • Nguyên nhân chủ quan 

* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận .

* Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

– Về phía cơ quan chức năng 

– Về phía mỗi cá nhân 

c) Kết bài

– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn 

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người 

1.3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:

Dàn bài:

a) Mở bài: 

– Dẫn dắt vào đề 

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra 

– Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra 

b) Thân bài: 

* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm 

Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.

* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên.

Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.

c) Kết bài:

– Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra.

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.

2. Nghị luận văn học

Các kiểu bài: Phân tích (cảm nhận) về đoạn thơ, bài thơ hoặc nhân vật (hình tượng) trong thơ.

Tên văn bản

Tác giả Nội dung chính Ý nghĩa

Nghệ thuật

Tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh Bản tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử quan trọng, là lời tuyên bố trước toàn thể người dân Việt Nam và thế giới về việc chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến, thực dân ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. – Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

– Kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.

– Là một áng văn chính luận mẫu mực.

– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.

– Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.

– Giọng văn linh hoạt.

Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc  Phạm Văn Đồng  Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam. Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: Cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc. – Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm.

– Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”.

– Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.

– Giọng điệu linh hoạt, biến hóa: khi hào sảng, lúc xót xa,…

Tây Tiến Quang Dũng Văn bản nói về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp đầy hào hùng và hào hoa. Hình ảnh người lính mang đầy chất trữ tình nhưng không kém phần mạnh mẽ. Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.  – Cảm hứng lãng mạn, bi tráng

– Sử dụng ngôn từ đặc sắc: từ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt

– Kết hợp chất nhạc và họa.

Việt Bắc Tố Hữu Bài thơ Việt Bắc thể hiện nỗi lòng, những tâm tư của các cán bộ chiến sĩ cách mạng phải khi phải chia xa vùng núi rừng Tây Bắc thân thương để về một nơi căn cứ mới. Tác giả đã tái hiện lại những kỷ niệm đẹp về thiên nhiên và con người nơi đây một cách chân thực và sinh động. Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thủy chung của tác giả – người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi – đối với căn cứ địa Cách mạng của cả nước. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà đồng thời cũng là tâm trạng chung của mọi người. – Thể thơ: thể thơ lục bát truyền thống đã được vận dụng tài tình trong một bài thơ dài, vừa tạo âm hưởng thống nhất mà lại biến hóa đa dạng.

– Kết cấu: lối kết cấu đối đáp trong ca dao dân ca được vận dụng một cách thích hợp, tài tình

– Những lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ)

– Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, cách xưng hô mình- ta quen thuộc trong ca dao khiến bài thơ như một bản tình ca về lòng thủy chung son sắt của người cách mạng với người dân Việt Bắc.

Đất nước Nguyễn Khoa Điềm bài thơ thể hiện cái nhìn mới mẻ, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm từ nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử, địa lý,… lồng ghép quan điểm “Đất nước của nhân dân” Bài thơ đã truyền tải một thông điệp sâu sắc về nhiều khía cạnh của đất nước, từ văn hóa – lịch sử, địa lí – thời gian cho đến không gian của đất nước. Tác giả cũng nhấn mạnh trách nhiệm của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong việc bảo vệ và phát triển đất nước của mình. – Thể thơ tự do.

– Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi

– Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, biến đổi linh hoạt – Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

Sóng Xuân Quỳnh Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Sóng chính là tác phẩm đặc sắc của Xuân Quỳnh, hình tượng sóng hiện lên với những ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng cho bản thân người con gái với những trăn trở và khát vọng về tình yêu. Dù có gì xảy ra trái tim ấy vẫn luôn đập vì tình yêu, vì lý tưởng, hạnh phúc. – Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt.

– Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.

– Xây dựng hình tượng sóng như một ẩn dụ nghệ thuật về tình yêu của người phụ nữ.

– Kết cấu song hành: sóng và em 

Đàn ghi ta của Lor-ca  Thanh Thảo Bài thơ đã thể hiện nỗi đau, sự xót thương sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lorca – nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, của tác giả Thanh Thảo.

Đồng thời, bài thơ cũng bày tỏ thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đa tài đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng đổi mới nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng, đầy oan ức

Đây là bài thơ giàu chất suy tư mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc thể hiện sự xót thương trước cái chết bi thảm của Lor – ca thiên tài qua đó thể hiện thông điệp, khát khao cách tân nghệ thuật của Thanh Thảo. – Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.

– Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân Bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ với vẻ “hung bạo” với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Bên cạnh đó sông Đà qua lăng kính của tác giả còn có những góc mặt khác đó là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mộng là hình tượng người lái đò sông Đà. Qua hình tượng sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động – chất vàng mười của cuộc sống. – Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị của tác giả.

– Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

– Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, khi thì chậm rãi, như tãi ra để diễn tả vẻ đẹp trữ tình rất nên thơ của con sông.

Ai đã đặt tên cho dòng sông Hoàng Phủ Ngọc Tường Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với xứ Huế thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như thay đổi, từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, dịu dàng e ấp bên xứ Huế trữ tình. Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước. Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tình yêu tha thiết của tác giả với vẻ đẹp của Sông Hương bên bờ xứ Huế trữ tình. Qua đó thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. – Văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế và tài hoa

– Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm, câu văn giàu nhạc điệu.

– Sử dụng một cách có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.

 

Tham khảo chi tiết về các tác phẩm văn học ôn thi HK1 Ngữ Văn lớp 12 tại đây:

C. Đề thi ôn tập cuối học kì 1 ngữ văn lớp 12

Ma trận đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn 12:

Chủ đề/Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
1. Đọc — hiểu văn bản. Tác giả, tác phẩm thơ thời chống Mỹ. Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.      
Số câu: Số điểm Tỉ lệ:   1 điểm 10 %     1  câu
2đ 20%
2. Làm văn: nghị luận xã hội Kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. Huy động kiến thức về đời sống xã hội làm rõ vấn đề. Lời văn sắc sảo, cảm xúc sâu.  
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: 0.5đ 0.25đ     3 đ
5% 2.50% 30%
3. Làm văn: nghị luận văn học Nhận biết về kiểu bài Hiểu vấn đề cần nghị luận Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận Có những liên tưởng thú vị, sự lí giải thấu đáo, văn viết có cảm xúc.  
Số câu         1
– Số điểm /tỉ lệ 1 1 2 1 5
10% 10% 20% 10% 50%
Tổng số câu Tổng số điểm 2.5 2.25 3.25 2 2 câu
10
Tỉ lệ 25% 22.50% 32.50% 20% 100%

 

Dưới đây là 20 đề ôn thi học kì I ngữ văn 12 do HOCMAI tổng hợp gửi đến các bạn. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các bạn học sinh hãy photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!

Trên đây là Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 12 phần Đọc – Hiểu văn bản và phần Nghị luận văn học về các tác phẩm chính mà các em học sinh cần phải lưu ý. Hy vọng các em sẽ ôn luyện và chuẩn bị thật tốt để tự tin bước vào kỳ thi cuối HK1 sắp tới nhé!