Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lý 12 là bài viết do HOCMAI sưu tầm, tổng hợp và hệ thống kiến thức lại kiến thức Vật Lý kì 1 lớp 12 để gửi tới các em học sinh. Các em hãy cùng HOCMAI tổng ôn lại tất cả những kiến thức trọng tâm, những dạng bài thường gặp và luyện tập bằng các đề ôn luyện thi học kì 1 lớp 12 môn Vật lý dưới đây nhé!
⇒ Các bài viết tham khảo thêm:
- Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ Văn 12
- Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Anh 12
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Toán 12
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa 12
- Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh 12
I – ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 12
CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG CƠ
1. Định nghĩa về dao động điều hòa
- Dao động cơ: Là chuyển động qua lại xung quanh một vị trí đặc biệt, được gọi là vị trí cân bằng.
- Dao động tuần hoàn: Là dao động mà sau các khoảng thời gian bằng nhau gọi là chu kì, vật trở lại đúng vị trí cũ theo hướng cũ.
- Dao động điều hoà: Là dao động mà trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) theo thời gian.
2. Các đại lượng trong dao động điều hòa
a) Các đại lượng đặc trưng
b) Các phương trình dao động điều hòa
c) Đồ thị dao động điều hòa
3. Con lắc lò xo
a) Cấu tạo
– Bao gồm lò xo có độ cứng k mà một đầu được gắn với một điểm cố định, đầu còn lại gắn với một vật nhỏ có khối lượng m.
– Điều kiện dao động điều hòa: Lò xo rất nhẹ, bỏ qua tất cả ma sát và lực cản.
b) Chu kì, tần số
c) Phương trình dao động
d) Phương trình độc lập
e) Lực kéo về
f) Năng lượng
g) Con lắc lò xo treo thẳng đứng
4. Con lắc đơn
Con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực:
5. Các loại dao động
– Dao động riêng: Nếu không có ma sát vậy thì dao động tự do sẽ duy trì mãi mãi nên ta có dao động riêng. Chu kỳ và tần số của dao động riêng được gọi là chu kì riêng và tần số riêng (được ký hiệu là f0).
Chú ý: Chu kỳ riêng và tần số riêng chỉ phụ thuộc vào những đại lượng đặc trưng của hệ.
Dao động tắt dần | Dao động duy trì | Dao động cưỡng bức | |
Khái niệm | Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian | Nếu cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động tắt dần để bù lại được phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi đi chu kì dao động riêng của nó thì dao động con lắc theo cách như vậy được gọi là dao động duy trì | Dao động cưỡng bức là dao động hệ chịu thêm tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn:
F = F0cos(2πft) |
Đặc điểm | • Dao động tắt dần xảy ra khi mà có lực cản của môi trường.
• Lực cản môi trường là một loại ma sát làm tiêu hao đi cơ năng của con lắc, chuyển hoá cơ năng dần dần trở thành nhiệt năng. Vì thế biên độ dao động của con lắc sẽ giảm dần và cuối cùng con lắc dừng lại. • Lực cản môi trường càng lớn → dao động tắt dần càng nhanh. |
• Biên độ, tần số, chu kì dao động đều không đổi | • Sau khi dao động của hệ được ổn định (thời gian tính từ lúc tác dụng lực đến khi hệ có dao động ổn định được gọi là giai đoạn chuyển tiếp) vậy thì dao động của hệ là dao động điều hoà có tần số bằng với tần số ngoại lực.
• Biên độ dao động của hệ không những phụ thuộc vào biên độ dao động của ngoại lực mà còn phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa tần số dao động riêng của vật f0 và tần số f dao động của ngoại lực (hay |f – f0|). Khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số dao động riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn. |
Hiện tượng đặc biệt trong giao động | Hiện tượng cộng hưởng: Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng tới giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng với tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng. Điều kiện f = f0 được gọi là điều kiện cộng hưởng. | ||
Ứng dụng | Chế tạo lò xo giảm xóc ở trong ô tô, xe máy. | Chế tạo đồng hồ quả lắc. Dao động của con lắc đồng hồ chính là dao động duy trì. | Chế tạo các loại nhạc cụ. |
CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ
1. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
a) Định nghĩa
– Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ cho những phần tử trong môi trường.
– Sóng ngang: Là sóng trong đó những phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc cùng với phương truyền sóng.
– Sóng dọc: Là sóng trong đó những phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
– Sóng dọc truyền được cả ở trong chất rắn, lỏng và khí. Ví dụ: sóng âm, sóng ở trên một lò xo.
– Sóng ngang truyền được ở trong chất rắn và bề mặt chất lỏng. Ví dụ: sóng ở trên mặt nước, sóng ở trên sợi dây cao su.
– Lưu ý: Sóng cơ không truyền được ở trong chân không.
b) Các đặc trưng của sóng
c) Phương trình sóng
Phương trình sóng tại điểm M trên phương truyền sóng Ox là:
d) Độ lệch pha
Độ lệch pha giữa hai điểm ở trên phương truyền sóng:
2. Giao thoa sóng
a) Điều kiện xảy ra giao thoa
Để giao thoa được, hai sóng cần phải xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp:
- Cùng phương
- Cùng tần số
- Độ lệch pha không đổi theo thời gian
b) Giao thoa với 2 nguồn cùng pha
c) Giao thoa với 2 nguồn ngược pha
3. Sóng dừng
Sóng dừng là sóng được hình thành bởi sự giao thoa của 2 sóng ngược chiều (thường là sóng phản xạ và sóng tới), tạo ra các nút và các bụng.
a) Sự phản xạ sóng
Khi sóng cơ truyền tới biên của một môi trường thì tại vị trí biên này sóng bị phản xạ.
Khi sóng truyền ở trên dây → Sóng cơ bị phản xạ tại đầu dây.
- Khi đầu dây là đầu cố định → Tại điểm phản xạ, sóng phản xạ ngược pha với sóng tới.
- Khi đầu dây là đầu tự do → Tại điểm phản xạ, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới.
b) Bụng – nút hình thành trên dây có sóng dừng
c) Điều kiện để có sóng dừng trên một dây
4. Sóng âm
Sóng âm là sự lan truyền các dao động âm ở trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
a) Đặc điểm
Tai con người chỉ có thể nghe được (cảm nhận được) các âm có tần số từ 16 Hz → 20000 Hz.
- Các sóng âm có tần số ≤ 16 Hz được gọi là hạ âm.
- Các sóng âm có tần số ≥ 20000 Hz được gọi là siêu âm.
- Âm truyền được ở trong các môi trường rắn, lỏng, khí, hầu như không truyền được qua các chất bông, xốp, len… Những chất này gọi là chất cách âm.
- Tốc độ truyền âm giảm ở trong các môi trường theo thứ tự: rắn, lỏng, khí. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, tính chất môi trường và khối lượng riêng của môi trường. Khi nhiệt độ tăng → Tốc độ truyền âm cũng tăng.
→ Khi âm truyền từ môi trường này sang một môi trường khác thì vận tốc truyền âm không đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi, tần số của âm thì không thay đổi.
b) Các đặc trưng vật lí của âm
c) Các đặc trưng sinh lí của âm
– Độ cao
- Đặc trưng cho tính trầm hoặc bổng của âm, phụ thuộc vào tần số âm.
- Âm có tần số lớn được gọi là âm bổng và âm có tần số nhỏ được gọi là âm trầm.
– Độ to: Là đại lượng đặc trưng cho tính to hoặc nhỏ của âm, phụ thuộc vào mức cường độ âm.
– Âm sắc:
- Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái riêng của âm, giúp chúng ta có thể phân biệt được hai âm do những nguồn khác nhau phát ra.
- Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm.
CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian
2. Các mạch điện xoay chiều
3. Mạch RLC
4. Một số dạng bài tập thường gặp:
Dạng 1: Bài toán khoảng cách hai vật dao động có cùng tần số
Ví dụ:
Dạng 2: Xác định biên độ dao động của các điểm ở trên dây có sóng dừng
Dạng 3: Bài toán cực trị công suất khi R thay đổi
Ví dụ:
⇒ THAM KHẢO CHI TIẾT ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1 MÔN LÝ 12 TẠI ĐÂY:
II – Đề ôn thi cuối kì 1 Lý 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Dưới đây là bộ đề thi gồm 13 đề thi học kỳ I Vật Lý 12 do HOCMAI tổng hợp gửi đến các bạn. Để sử dụng bộ tài liệu tốt nhất, các bạn học sinh khối 12 hãy photo ra giấy để có thể thực hành trực tiếp nhé!
Vậy là HOCMAI đã cùng các em học sinh khối 12 ôn luyện lại toàn bộ Đề cương ôn thi học kì 1 Lý 12. HOCMAI chúc cho các em ôn luyện thi thật tốt, thật vững vàng khi ngồi làm bài trong phòng thi. Đừng quên truy cập butbi.hocmai.vn để tham khảo thêm thật nhiều kiến thức, bài học bổ ích, những loại câu hỏi quan trọng nữa các em nhé!