Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Điện thế nghỉ”.

1, Điện thế nghỉ

  • Điện thế nghỉ là khi điện ở trạng thái nghỉ ngơi: mặt trong của màng neuron tích điện âm và mặt ngoài tích điện dương.
  • Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng vì có sự khác nhau về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch bào; Na+, K+ đã duy trì sự khác nhau đó.

2, Điện thế hoạt động.

Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động (nơi tiếp nhận hưng phấn bị kích thích)

a, Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin.

  • Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợi trục.
  • Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước làm thay đổi tính thấm của màng ở vùng này, xuất hiện xung thần kinh tiếp theo.
  • Xung thần kinh chỉ gây nên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước.
  • Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.

b, Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin.

  • Thực hiện theo lối nhảy cóc từ eo ranvier này sang eo ranvier khác.
  • Giữa 2 eo ranvier sợi trục được bao bằng bao myelin có tính chất cách điện.
  • Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.