1. Dòng điện không đổi
Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Công thức tính dòng điện không đổi:
Trong đó:
q (C) là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn
t (s) là thời gian đtích dịch chuyển
I (A) là cường độ dòng điện qua mạch
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, người ta xác đinh cường độ dòng điện bằng thương số giữa điện lượng Δq di chuyển qua tiết diện của vật dẫn trong thời gian Δt của dòng điện chạy qua.
2. Suất điện động của nguồn điện
Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện được do bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển 1 điện tích dương q trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
Ta có công thức tính suất điện động của nguồn điện như sau:
Trong đó:
E (V) là suất điện động của nguồn điện
A (J) là công của lực lạ
q (C) là điện tích dịch chuyển
3. Nguyên tắc tạo suất điện động trong pin và acquy:
Suất điện động của nguồn điện xuất hiện khi cho 2 kim loại khác nhau nhúng vào dung dịch điện phân, giữa chúng sẽ hình thành 1 hiệu điện thế xác định. Hiệu điện thế xác định gọi là hiệu điện thế điện hóa. Hiệu điện thế có độ lớn và dấu phụ thuộc vào bản chất của khối lượng, bản chất của nồng độ dung dịch điện phân.
4. Nguyên nhân acquy có thể sử dụng được nhiều lần:
Vì cơ chế hoạt động của nó dựa trên hiện tượng phản ứng hóa học thuận nghịch. Acquy tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp điện), sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng điện năng (lúc phát điện).