“HÌNH TƯỢNG GIỌT NƯỚC MẮT” TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ VẤN ĐỀ VỀ NGƯỜI NGHỆ SĨ TRONG SÁNG TÁC

0
1. “Hình tượng giọt nước mắt” trong các tác phẩm văn học:
🌿 “Giọt nước mắt” của Bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt (Kim Lân) – giọt nước mắt của tình mẫu tử thiêng liêng.
🌿 “Giọt nước mắt” của chàng sinh viên nghèo Ra-xti-nhắc – “Giọt nước mắt trào ra vì những nỗi xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, cái thứ nước mắt rơi xuống mặt đất rồi từ đó lại vút lên đến tận trời cao”. Và đó cũng là giọt nước mắt cuối cùng của anh được trào ra với trái tim trong trắng, giọt nước mắt yêu thương, thương tiếc dành cho lão Gô-ri-ô nhưng cũng nhận ra được sự ngang trái của xã hội thực dụng. Và dường như tác giả muốn nói đó là giọt nước mắt vĩnh biệt phẩm chất nhân văn của con ngời để chuẩn bị cho quãng đời của Ra-xti-nhắc bởi khao khát tham gia và xã hội thượng lưu mà chính Ra-xti-nhắc đã thấu bản chất của nó.
🌿 “Giọt nước mắt” của Chí Phèo: Nhìn thấy giọt nước mắt nơi Chí Phèo, Nam Cao coi trọng giọt nước mắt của con người coi đó là “hạt châu của loài người”, hiện thân của tính người. Sống trong cái xã hội khô héo và xói mòn tình người. Sống trong cái xã hội khô héo và xói mòn tính người, giọt nước mắt trong Chí tưởng đã khô cạn tiêu tan. Hóa ra không hẳn nó chỉ bị vùi lấp, trong sâu thẳm Chí, nó vẫn len lỏi, âm thầm và trong suốt… => Biểu hiện rõ nhất của tính “người” sống dậy trong Chí Phèo, đây là giọt nước mắt của sự thức tỉnh.
2. “Hình tượng giọt nước mắt” vấn đề về người nghệ sĩ trong sáng tác
Nam Cao từng viết “Nước mắt là thấu kính biến hình vũ trụ” ông tin vào giọt nước mắt là biểu tượng mãnh liệt nhất của phần “người” trong con người. Và cũng vì lẽ thiêng liêng ấy mà nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khi chọn cho mình một biểu tượng của nghề viết đã chọn “giọt nước mắt”. Nhà văn, cần có ở trên đời để phát hiện ra những “giọt nước mắt” sâu thẳm trong tâm hồn con người. Đó là chất người “đậm đặc” nhất trong con người, còn có thể rơi nước mắt nghĩa là còn cảm xúc: yêu thương, đau ghét,… và vẫn còn “tính người” mãnh liệt. Nhìn thấy “giọt nước mắt” nơi con người để phản ánh một hiện thực tối tăm, một xã hội đồng tiền (Chàng sinh viên nghèo Ra-xti-nhắc) hay sự thức tỉnh của con người (Chí Phèo),… Bất kể là giọt nước mắt nào, thì nhà văn ấy cũng đã đi sâu vào lòng hiện thực, sống cùng nhân vật, yêu thương, bênh vực lẽ phải ở đời để tìm ra những giọt châu nơi tâm hồn người. Để bảo vệ và cất lên tiếng nói công bằng cho quyền người của con người.
Nguồn: Gác xép văn chương