Công nghiệp silicat – Môn Hóa học – Lớp 11

0

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Thầy Vũ Khắc Ngọc (giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về “Công nghiệp silicat”.

1, Thủy tinh.

a, Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh.

  • Thành phần hóa học của thủy tinh: Na2O.CaO.6SiO2.
  • Thủy tinh không có nhiệt độ nóng chảy xác định, giòn dễ vỡ, hệ số giãn nở vì nhiệt lớn.
  • Thủy tinh dùng để làm chai, lọ, cửa kính,..
  • Nguyên tắc sản xuất: nấu chảy hỗn hợp cát trắng, đá vôi và sooda ở 1400 độ C.

b, Các loại thủy tinh.

  • Thủy tinh pha lê: dễ nóng chảy và trong suốt.
  • Thủy tinh thạch anh: nhiệt hóa mềm cao, hệ số nở nhiệt nhỏ, không bị nứt khi nóng và lạnh đột ngột, dùng làm các vật chịu nhiệt.
  • Thủy tinh màu: có nhiều màu khác nhau, dùng làm các vật thủy tinh có màu sắc khác nhau.

2, Đồ gốm.

a, Ngói, gạch.

Nguyên liệu: đất set, cát và nước.

Cách tiến hành: Trộn đất sét, cát và nước thành khối dẻo -> tạo hình -> sấy khô và nung ở nhiệt độ 900-1000độC.

b, Sành, sứ.

  • Sành: làm từ đất sét, nung đất sét ở nhiệt độ 1200-1300 độ, và được tạo lớp men mỏng ở bề mặt.
  • Sứ: làm từ cao lanh, fenspat, thạch anh,…Nung sứ ở 1000 độ, sau đó tráng men, tiếp tục nung ở 1400 độ và 1450 độ.

3, Xi măng.

  • Xi măng là chất bột mịn, máu lục xám.
  • Thành phần xi măng: 3CaO.SiO2; 2CaO.SiO2; 3CaO.Al2O3.
  • Ứng dụng: Làm vật liệu xây dựng.
  • Xi măng kết hợp với nước tạo nên những tinh thể hidrat đan xen vào nhau thành những khối cứng và bền.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Hóa học lớp 11.