Kinh nghiệm cho học sinh mới lên lớp 12 làm chủ chương trình THPT

0

Lớp 12 là lớp cuối cùng của khối Trung học phổ thông. Đây cũng là năm học với lượng kiến thức khá nhiều và nặng cùng với những kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời như kỳ thi Tốt nghiệp THPT, các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng do các trường tự tổ chức. Vậy các bạn học sinh cần làm gì để có thể làm chủ chương trình học THPT khi lên lớp 12?

1. Học đến đâu – Chắc đến đó

Việc học đến đâu, chắc kiến thức đến đó giúp học sinh có thể tiết kiệm tối đa thời gian học lại và việc ôn tập cho kỳ thi sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

 

 

Lên lớp 12, các bạn học sinh sẽ không còn thời gian để trì hoãn việc học hay bắt đầu học lại từ đầu. Do đó, việc học đến đâu, chắc đến đó là điều rất quan trọng để có các bạn có thể có thêm nhiều thời gian ôn tập cho các kỳ thi tuyển sinh đại học. Hãy học chắc kiến thức, đừng để hổng ở bất kỳ phần nào vì có thể bạn sẽ nhận lại những hệ lụy đáng tiếc, mất rất nhiều thời gian để học và ôn tập lại nhiều lần.

Các kiến thức cơ bản của lớp 12 là phần mà các bạn học sinh cần phải nắm vững vì phần lớn câu hỏi trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia đều hỏi về những phần kiến thức này. Phần kiến thức nâng cao chỉ chiếm một số lượng rất ít để có thể phân loại học sinh giỏi. Chính vì vậy, việc nắm chắc kiến thức cơ bản chính là nền tảng để các bạn học sinh có thể học lên nâng cao, “chạm” thành công điểm 9, điểm 10. 

2. Luyện giải đề thường xuyên

 

 

Luyện giải đề là một trong những phương pháp giúp các bạn học sinh làm quen tốt với thời gian thi cũng như cấu trúc đề thi. Nhờ việc luyện đề thường xuyên, học sinh có thể biết được đâu là phần kiến thức mà mình chưa nắm vững, đâu là lỗi thường gặp để lần tới có thể sửa, tránh mắc lại những lỗi gây mất điểm đáng tiếc. Trong quá trình luyện giải đề, học sinh hoàn toàn có thể thảo luận với thầy cô, bạn bè để được giải đáp.

3. Tập trung ôn tập các môn đăng ký thi

Việc tập trung ôn các môn thi chính sẽ giúp cho học sinh tối ưu hóa được thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, đừng vì vậy mà không để tâm đến các môn học khác vì xét học bạ cũng là một phương thức xét tuyển đang được rất nhiều trường áp dụng.

Do khối lượng kiến thức của lớp 12 rất nhiều, việc học và ôn tập toàn bộ các môn là điều rất khó đối với học sinh. Do đó, các bạn hãy xác định chính xác các tổ hợp môn mình sẽ thi trong kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới và lên kế hoạch ôn tập thật kỹ những môn này. Tuy nhiên, đừng quên cải thiện điểm số trên lớp đối với những môn có thể xét tuyển học bạ vì đây vẫn là một trong những phương thức tuyển sinh đang được nhiều trường đại học áp dụng.

4. Đừng ngần ngại chuyển khối học 

Việc cố gắng theo đuổi khối học mà năng lực của bạn sẽ khiến cho áp lực chồng áp lực, khó có thể phát huy được tối đa khả năng học tập của bản thân. Do vậy, các bạn học sinh hay mạnh dạn chuyển khối kể cả khi đấy là là khối, môn chuyên bạn theo học suốt cả bậc THPT hay cha mẹ, bạn bè mong muốn bạn học những môn học đó. Một năm vẫn hoàn toàn là đủ để bạn thay đổi định hướng, lựa chọn môn học mình thực sự đam mê

5. Hãy xây dựng định hướng, xác định mục tiêu học tập cụ thể rõ ràng

Ngay khi bắt đầu bước sang lớp 12, hãy vạch ra cho mình một mục tiêu, định hướng cụ thể cho tương lai của bản thân. Hãy lựa chọn ngành học, trường đại học mà bạn yêu thích, từ đó, đặt mục tiêu cho mình để phấn đấu. Từ đó, hãy xây dựng cho mình một lộ trình học tập hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm các khóa học trực tuyến để hỗ trợ đắc lực trong việc học kiến thức lớp 12 và ôn tập tốt cho các kỳ thi tuyển sinh đại học.

Tham khảo ngay khóa HỌC TỐT 12 tại đây:
bi-kip-nang-cao-diem-so-lop-12-va-chinh-phuc-thanh-cong-dai-hoc-ngay-tu-som-danh-rieng-cho-2k6