Cảm ứng ở thực vật – Môn Sinh học – Lớp 11

0

Ở video này, chúng ta sẽ cùng Thầy Nguyễn Thành Công (giáo viên môn Sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI) đi tìm hiểu về bài “Cảm ứng ở thực vật”‘.

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

  • Cảm ứng là sự trả lời các kích thích của môi trường.
  • Khả năng thực vật trả lời các kích thích gọi là tính cảm ứng.

1. Hướng động.

+ Định nghĩa: Hướng động là sự trả lời các kích thích có hướng (các kích thích xảy ra theo một chiều).

+ Các loại hướng động:

  • Hướng động dương là thực vật vận động về phía nguồn kích thích.
  • Hướng động âm là  là thực vật vận động tránh xa nguồn kích thích.

+ Cơ chế dẫn tới sự hướng động: Hai phía của cơ thể thực vật có tốc độ phân chia tế bào, tốc độ lớn khác nhau do tác nhân kích thích.

2. Phân loại hướng động.

Dựa trên loại kích thích:

2.1. Hướng sáng.

Ngọn cây hướng cong về ánh sáng và rễ cây đi ngược chiều ánh sáng.

-> Sự phát triển không đều giữa hai phía do kích thích tạo ra do ảnh hưởng tác động của auxin.

2.2. Hướng trọng lực.

  • Trọng lực là nhân tố có hướng.
  • Cơ chế: Ngọn cây hướng trọng lực âm và rễ cây hướng trọng lực dương.

2.3. Hướng hóa.

Hướng hóa là phản ứng trả lời các kích thích hóa từ một phía.

2.4. Hướng tiếp xúc.

  • Khi các bộ phận như ngọn cây, tua cuốn nó tiếp xúc với vật cản thì các tế bào ngược phía tiếp xúc sẽ phát triển mạnh hơn -> Thân, tua cuốn uốn cong quấn quanh vật cản.
  • Hướng tiếp xúc giúp cây leo lên cao hơn và thoát ra khỏi vật cản.

3. Ứng động

Cảm ứng của thực vật trả lời các kích thích không có hướng gọi là ứng động.

VD: Từ 8h-10h khi ánh sáng mạnh lên thì hoa 10h nở.

4. Phân loại ứng động.

a. Ứng động sinh trưởng.

Khi ứng động liên quan đến phân bào và sự lớn lên của tế bào ta gọi là ứng động sinh trưởng.

VD: ứng động nở hoa.

b. Ứng động không sinh trưởng.

Khi ứng động không liên quan đến sự phân chia hoặc lớn lên của tế bào gọi là ứng động không sinh trưởng.

VD: hiện tượng khép và mở lá của lá chinh nữ (cây xấu hổ), hiện tượng đóng mở lỗ khí.

5. Ý nghĩa tính cảm hứng.

Hướng động và ứng động đều trả lời kích thích của môi trường và có tính chất phù hợp.

-> Cơ thể thực vật sẽ thích nghi trước điều kiên môi trường

-> Tăng khả năng sống sót và duy trì nòi giống.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học môn Sinh học lớp 11.