Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

0

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Trang 45 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 bao gồm các phần chuẩn bị và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc hiểu. 

soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

I –  Chuẩn bị | Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Tóm tắt tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đem đến cho người đọc những ấn tượng về hình thức thơ ngắn gọn, giản dị nhưng trong đó chất chứa nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Thơ hai-cư thường mượn hình ảnh của tự nhiên, vạn vật kết hợp với các hình thức gợi tả đầy độc đáo, tác giả gửi vào bài thơ là tình yêu của thiên nhiên và lẽ sống của con người.

2. Bố cục tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ hai-cư được chia thành 3 phần:

– Phần 1: Bài thơ số 1: Bài thơ miêu tả hình ảnh của con quạ

– Phần 2: Bài thơ số 2: Bài thơ miêu tả hình ảnh hoa triêu nhan

– Phần 3: Bài thơ số 3: Bài thơ miêu tả hình ảnh của con ốc nhỏ

3. Nội dung chính tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Ba bài thơ trong Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đã thể hiện được những rung cảm của con người nói chung và tác giả nói riêng khi đứng trước cảnh vật thiên nhiên, từ đó, gửi gắm đến người đọc những thông điệp về cuộc đời.

4. Tác giả tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

4.1. Tác giả Mát-chư-ô-Ba-sô

soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban-2
Nhà thơ Ba Sô

– Ông sinh năm 1644 và mất năm 1694

– Là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Nhật Bản

– Mát-chư-ô-Ba-sô là người đã có công rất lớn trong việc hoàn thiện thể thơ hai-cư và đưa nó trở thành một trong những thể thơ độc đáo nhất của đất nước Nhật Bản.

4.2. Tác giả Chi-ô

– Sinh năm 1703 và mất năm 1775

– Là người đã đánh dấu thành công cho sự hiện diện của tác giả nữ trong thể thơ hai-cư

– Trước đó, có rất nhiều nữ nhà thơ hai-cư bị coi thường và quên lãng

– Bà là một trong những tác giả có tiếng nói thơ ca đầy độc đáo và được nhiều độc giả yêu thích

4.3. Tác giả Cô-ba-y-a-si Ít-sa

soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban-3
Nhà thơ Issa

– Sinh năm 1763 và mất năm 1828

– Là nhà thơ và cũng là tu sĩ Phật giáo

– Không chỉ vậy, ông còn là một họa sĩ tài ba với những bức tranh đề thơ hai-cư do chính ông sáng tác

5. Tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

5.1. Thể thơ

– Đây là thể thơ truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong nền văn học của Nhật Bản. Hai-cư cũng được xem là một trong những hình thức thơ ca cô đọng nhất trên thế giới

– Các bài thơ hai-cư trong tiếng Nhật chỉ bao gồm 3 dòng thơ (Ở dòng thơ đầu tiên và dòng thơ thứ 3 có 5 âm tiết, dòng thơ thứ 2 có 7 âm tiết)

– Thơ hai-cư thường được các tác giả lồng ghép những rung cảm của con người khi đứng trước thiên nhiên với các hình ảnh đầy trong sáng, nhẹ nhàng nhưng mang đậm tính tượng trưng

– Thể thơ thường rất ngắn gọn và hàm súc

5.2. Giá trị nội dung

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đã thể hiện thành công những sự rung động của con người và cảm xúc khi đứng trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” hay những sự vật đầy nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng”, “con ốc”.

Các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ đều mang ý nghĩa biểu trưng cho những sự cố gắng của con người hay tâm trạng đầy man mác, bâng khuâng,…

5.3. Giá trị nghệ thuật

– Hàm súc, ngắn gọn

– Hình ảnh biểu trưng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng mang nhiều ý nghĩa

II – Đọc hiểu | Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1

1. Trước khi đọc

Đâu là bài thơ ngắn nhất mà bạn đã từng đọc? Điều gì khiến bạn nhớ mãi về bài thơ đó?

Lời giải chi tiết:

Bài thơ ngắn nhất mà em từng đọc là bài thơ mang tên “Vận nước” của thiền sư Đỗ Pháp:

Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

Đây là bài thơ ngắn gọn, súc tích với âm điệu rất nhẹ nhàng. Đọc bài thơ em có thể cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước rất sâu sắc của thiền sư Đỗ Pháp.

2. Trong khi đọc

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hãy tưởng tượng về màu sắc, không khí của khung cảnh đã được tác giả gợi tả trong bài thơ.

soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban-4

Lời giải chi tiết:

Học sinh tự tưởng tượng theo gợi ý sau:

– Về màu sắc: Bao gồm màu nâu của củi, màu đen của quạ và màu vàng của buổi chiều thu

– Không khí: Buồn và vắng lặng

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” đã để lại cho bạn ấn tượng gì?

Lời giải chi tiết:

Các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ thứ 2 đã gợi lên hình ảnh những bông hoa triêu nhan màu tím đã quấn vào sợi dây gàu bên chiếc giếng nước.

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Đâu là những đặc điểm người ta thường nghĩ đến khi nhắc về hình ảnh “con ốc” và “núi Fu-ji”?

Lời giải chi tiết:

soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban-5

Hình ảnh “con ốc” đã gợi lên một con vật nhỏ bé, sống thụ động và đầy chậm chạp

“Núi Fu-ji” lại gợi cho người đọc về một hình ảnh ngọn núi đầy hùng vĩ, tráng lệ

3. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở mỗi bài thơ hai-cư Nhật Bản trong chùm thơ trên và chỉ ra các đặc điểm chung của hình ảnh ấy

Lời giải chi tiết:

Bài thơ

Hình ảnh trung tâm

Bài 1 Hình ảnh con quạ
Bài 2 Hình ảnh hoa triêu nhan
Bài 3 Hình ảnh con ốc nhỏ

Nhận xét: Nhân vật trung tâm của các bài thơ trên đều là những sự vật, hiện tượng đầy nhỏ bé, bình thường.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của tác giả Ba-sô cùng các yếu tố thời gian và không gian.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh cánh quạ đậu trên cành khô xuất hiện ở bài thơ thứ nhất đã gợi lên một không gian chiều thu đầy vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

Câu 3 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Bài thơ của tác giả Chi-ô được xây dựng xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại khiến nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Lời giải chi tiết:

– Nhà thơ phát hiện ra dây hoa triêu nhan đang quấn quanh sợi dây gàu ở bên thành giếng nước. 

– Nhà thơ đã nhìn thấy được sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng đầy bền bỉ. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ đã thể hiện sự nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương đến dây hoa triêu nhan nên bà đã chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp ấy vẫn được hiện hữu.

Câu 4 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Từ những đặc điểm thường được liên hệ trong quá trình hình dung về hình ảnh “con ốc” và núi “Fu-ji”, hãy nhận xét về sự tương quan giữa hai hình ảnh này.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang cố gắng trèo lên ngọn núi Fu-ji là hình ảnh biểu trưng cho con người trên quãng đường cố gắn chinh phục những ước mơ lớn lao của cuộc đời.

 

Trên đây là bài hướng dẫn Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản sách Ngữ văn 10 Kết nối với tri thức với cuộc sống tập 1 do BUTBI tổng hợp và biên soạn gửi đến các bạn. Theo dõi BUTBI thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất trong chuỗi bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống các bạn nhé!