Soạn bài Luật thơ chi tiết | Ngữ văn 12

0

Soạn bài Luật thơ – Trang 101 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều đã được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau đây sẽ giúp các bạn học sinh nắm tốt được nội dung bài học.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Soạn bài Luật thơ chi tiết | Ngữ văn 12
Soạn bài Luật thơ chi tiết | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm: 

 

I. Khái quát về luật thơ

1. Khái niệm luật thơ là gì?

– Luật thơ chính là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng (chữ), cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ đã được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

– Các thể thơ của Việt Nam được chia thành ba nhóm chính:

  • Các thể thơ dân tộc gồm có:lục bát, song thất lục bát và hát nói.
  • Các thể thơ Đường luật bao gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
  • Các thể thơ hiện đại bao gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi…

2. Đơn vị quan trọng trong luật thơ?

Sự hình thành luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và sự cách tân các thể thơ tất cả đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng nhất.

  • Tiếng chính là đơn vị cấu tạo nên ý nghĩa và nhạc điệu của dòng thơ, bài thơ. Tiếng bao gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Tên gọi của thể thơ sẽ được căn cứ vào số tiếng ở các dòng thơ.
  • Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết giữa dòng trước với dòng sau.
  • Sự luân phiên đối xứng và hài hòa của các thanh bằng trắc sẽ tạo nên được nhạc điệu thơ.
  • Số tiếng chẵn hoặc lẻ ở vế cuối dòng thơ sẽ tạo nên nhịp thơ chẵn lẻ.

II. Một số thể thơ truyền thống

1. Thể lục bát ( hay còn gọi là sáu – tám)

– Số tiếng: Mỗi cặp lục bát sẽ gồm 2 dòng (dòng lục: 6 tiếng và dòng bát: 8 tiếng).

– Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của cả hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

– Nhịp: Nhịp chẵn sẽ dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức là các tiếng 2/4/6).

– Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B (thanh bằng-trắc-bằng) ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập với âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 của dòng bát.

2. Thể song thất lục bát

– Số tiếng: cặp song thất gồm 7 tiếng và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên nhau.

– Vần: hiệp vần có ở mỗi cặp ; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát thì có vần bằng. Giữa cặp song thất và lục bát sẽ có vần liền.

– Nhịp 3/4  sẽ ở hai câu thất và nhịp 2/2/2 sẽ ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất sẽ lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không phải bắt buộc. Cặp lục bát thì đối xứng B – T (thanh bằng-trắc) chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát)

3. Các thể ngũ ngôn Đường luật

– Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng và 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng và 8 dòng).

– Vần: 1 vần, gieo vần cách.

– Nhịp lẻ: 2/3

– Hài thanh: Có sự luân phiên B – T ( bằng-trắc) hoặc niêm B – B, T – T (bằng-bằng-trắc) ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

4. Các thể thất ngôn Đường luật

– Gồm thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ và 4 dòng) và thất ngôn bát cú (7 chữ và 8 dòng).

– Vần gồm có: vần chân, độc vận, gieo vần cách.

– Nhịp; 4/3

– Hài thanh: Tuân theo mô hình trong SGK-trang 105.

III. Các thể thơ hiện đại

Các thể thơ hiện đại thì rất đa dạng và phong phú như năm chữ, bảy chữ, tám chữ, hỗn hợp…, chúng vừa tiếp nối luật thơ truyền thống và vừa có sự cách tân.

Hướng dẫn giải bài luyện tập trang 107 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Phân biệt các cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau đây:

a)

                                 “Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt

                                  Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

                                  Chín lần gươm báu trao tay

                                  Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh…”

                                                          (Đoàn Thị Điểm, trích trong tác phẩm: Chinh phụ ngâm)

b)

                                                        CẢNH KHUYA

                                 Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                                  Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

                                 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                                Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

                                                           (Hồ Chí Minh)

*Trả lời:

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của cả hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật phía trên:

– Về cách gieo vần:

Câu a): ở 2 câu thơ thất ngôn: tiếng thứ 6 của dòng đầu hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng sau.

                            “Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt

                              Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”

Câu b): Bài thơ thất ngôn bát cú tứ tuyệt Đường luật: gieo vần chân được thể hiện ở các chữ in đậm dưới đây:

                             “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                             Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

                             Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                             Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

– Về cách ngắt nhịp:

Câu a)

Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt : nhịp 3-4

Khói Cam Tuyền /mờ mịt thức mây: theo nhịp 3-4

Câu b)

Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa :theo nhịp 3-4

Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa: theo nhịp 4-3

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ: theo nhịp 4-3

Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà : nhịp 2-2-3

– Về hài thanh:

Câu a)

– Hài thanh của câu thơ:   “Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt’ là:

T – B – B – B – B – T – Tv (trắc-bằng-bằng-bằng-bằng-trắc-trắc_vần)

– Hài thanh của câu thơ:      “ Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây’ là:

T – B – B – B – Tv – T – B (trắc-bằng-bằng-bằng-trắc_vần-trắc-bằng)

Câu b):

 – Hài thanh của câu thơ:    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” là:

T – T – B – B – T – T – Bv (trắc-trắc-bằng-bằng-trắc-trắc-bằng_vần)

– Hài thanh của câu thơ:      “Trăng lồng cổ thụ/ bóng lồng hoa” là:

B – B – T – T – T – B – Bv ( bằng-bằng-trắc-trắc-trắc-bằng-bằng_vần)

– Hài thanh của câu thơ :      “Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ”

T – B – B – T – B – B – T ( trắc-bằng-bằng-trắc-bằng-bằng-trắc)

– Hài thanh của câu thơ:        “Chưa ngủ/ vì lo/ nỗi nước nhà’

B – T – B – B – T – T – Bv (bằng-trắc-bằng-bằng-trắc-trắc-bằng_vần)