Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng | Ngữ văn 10 Cánh Diều

0

Bài viết hướng dẫn các bạn học sinh chuẩn bị Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1. Bao gồm phần chuẩn bị cũng như trả lời tất cả các câu hỏi trong SGK.

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K10

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 17+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêmChiến thắng Mtao Mxây

I –  Chuẩn bị | Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng Ngữ văn 10 Cánh Diều

a) Tóm tắt văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng 

Văn bản kể lại hành trình của người anh hùng Hê-ra-clét khi đi tìm táo vàng theo lệnh của nhà vua Ơ-ri-xtê. Chủ sở hữu của cây táo vàng vốn là nữ thần đất Gai-a vĩ đại, được canh giữ bởi ba chị em tiên nữ Nanh-phơ và con rồng trăm đầu La-đông. Trên đường đi tìm táo vàng, Hê-ra-clét đã gặp phải nhiều thử thách như phải giao đấu cùng với hai cha con thần chiến tranh A-rét; đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường; băng qua vùng cực bắc, băng qua sa mạc; chiến đấu cùng với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. Khi đặt chân tới Ai Cập, Hê-ra-clét còn suýt bị nhà vua bắt làm vật hiến tế, chàng tiếp tục chiến đấu và tiếp tục lên đường. Cuối cùng, chàng cũng đến được vùng núi Cô-ca-dơ. Tại đây, Hê-ra-clét đã cứu được thần Prô-mê-tê đang bị thần Dớt trừng phạt. Để trả ơn cho Hê-ra-clét, thần Prô-mê-tê đã nói cho chàng biết nếu muốn lấy được táo vàng phải nhờ thần At-lát. Vậy nên Hê-ra-clét đi tìm thần Át-lát. Lúc này Thần Át-lát đang phải khom lưng đỡ bầu trời. Theo như lời đề nghị của thần Át-lát, Hê-ra-clét đã ghé vai gánh giúp bầu trời cho thần Át-lát để thần đi lấy giúp táo vàng. Sau khi lấy được táo vàng về, thần Át-lát toan lừa chàng gánh luôn bầu trời giúp mình, nhưng Hê-ra-clét nhanh trí đã nhận ra được âm mưu ấy và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy, trở về cùng Táo vàng.

b) Nhân vật chính của câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang-0

Nhân vật chính của câu chuyện là Hê-ra-clét – Hình tượng tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần của người anh hùng thời cổ đại với những chiến công phi thường: Trừng phạt những kẻ gian ác và bạo chúa, tiêu diệt quái vật. Hê-ra-clét thuộc kiểu nhân vật anh hùng, là một người thường nhưng lại có sức mạnh “sánh tựa thần linh”.

c) Thông điệp được gửi gắm qua câu chuyện

Ca ngợi về hình tượng người anh hùng cổ đại anh dũng, thông minh với sức mạnh thể chất và tinh thần phi thường, không ngại khó khăn, vất vả và nguy hiểm tới tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ, lập nên những chiến công thần kì trong nhân loại.

d) Tìm hiểu về Thần thoại Hy Lạp và những chiến công khác của Hê-ra-clét

Di sản văn hóa của người Hy Lạp cổ đại – Thần thoại Hy Lạp là tập hợp của những truyền thuyết, huyền thoại lưu hành trong dân gian, được truyền miệng qua nhiều thế hệ và khi có chữ viết đã được ghi chép lại. Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là những vị thần, các vị anh hùng có hành động và hình dạng phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của các câu chuyện thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của những vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về ý nghĩa tín ngưỡng, nguồn gốc thế giới hay các lễ nghi tôn giáo,… 

Trong Thần thoại Hy Lạp, nhân vật Hê-ra-clét là con riêng của thần Dớt, được thừa hưởng sức mạnh “sánh tựa thần linh” của các vị thần trên đỉnh Olympus. Trải qua biến cố lớn mất hết vợ con, Hê-ra-clét buộc phải làm đầy tớ cho nhà vua Ơ-ri-xtê trong suốt mười hai năm. Cũng nhờ đó, Hê-re-clét đã lập nên mười hai chiến công lẫy lừng như: Giết chết con sư tử ở Nê-mê, bắt sống bò mộng ở đảo Crét, giết mãng xà Hi-đrơ ở Léc-nơ,… 

II – Đọc hiểu – Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng Ngữ văn 10 Cánh Diều

1. Nội dung chính bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng | Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Văn bản “Hê-ra-clét đi tìm táo vàng” kể về hành trình đi tìm táo vàng của người anh hùng Hê-ra-clét theo lệnh của vua Ơ-ri-xtê. Trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả Hê-ra-clét nhanh trí, tương kế tựu kế thoát khỏi cái bẫy của thần Át-lát và mang táo vàng trở về .

2. Trả lời câu hỏi giữa bài | Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng Ngữ văn 10 Cánh Diều 

Câu 1 (Trang 15, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Chú ý tới điểm đặc biệt của khu vườn trồng cây táo vàng. 

Lời giải chi tiết:

Cây táo vàng được trồng tại khu vườn của thần Hê-ra, một khu vườn rất thâm nghiêm được canh giữ bởi rồng trăm đầu không lúc nào ngủ La-đông và ba chị em tiên nữ Chiều Hôm. Khu vườn này cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời.

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang-3
Ba chị em tiên nữ Nanh-phơ

Câu 2 (Trang 15, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét cùng với Ăng-tê được miêu tả như thế nào? 

Lời giải chi tiết:

Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clét và gã khổng lồ Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê-ra-clét quật ngã Ăng-tê xuống đất, tưởng hắn chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu tiếp với Hê-ra-clét. Sau đó chàng phát hiện Đất Mẹ Gai-a luôn luôn tiếp sức cho đứa con khổng lồ Ăng-tê của mình. Hiểu được điều đó, Hê-ra-clét quyết định loại trừ nó bằng cách nhắm vào sơ hở của hắn: nhấc bổng gã khổng lồ lên cho chân không chạm mặt đất rồi xoay ngược đầu Ăng-tê xuống.

Câu 3 (Trang 16, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Chú ý tới hình ảnh mang tính biểu tượng “Prô-mê-tê bị xiềng”.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “Prô-mê-tê bị xiềng” mang ý nghĩa rằng vị thần bảo vệ, ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước bạo lực, cường quyền đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc thần Dớt trừng phạt. Hình tượng Prô-mê-tê chính là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng thời đại, thời đại của các chiến sĩ Marathon lừng lẫy không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây chính là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái cao thượng, cái hùng và cái bi kịch.

Câu 4 (Trang 16, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Chú ý tới chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời cho thần Át-lát. 

Lời giải chi tiết:

Hê-ra-clét ghé vai vào giơ lưng ra để chống đỡ bầu trời. Một sức nặng ghê gớm chưa từng thấy đè lên lưng và vai người con trai thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Dù chàng khỏe mạnh thế nào thì cũng loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhờ có nữ thần A-tê-na luôn ở bên cạnh để truyền thêm sức lực cho chàng mà Hê-ra-clét mới đứng vững cho tới khi Át-lát trở về.

Câu 5 (Trang 17, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)

Cuộc đấu trí giữa chàng Hê-ra- clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì? 

Lời giải chi tiết:

Sau nhiều thử thách buộc chàng Hê-ra-clét phải bộc lộ sức mạnh, năng lực và phẩm chất ý chí phi thường. Tuy thử thách cuối cùng không đến từ những đối thủ nhưng nếu Hê-ra-clét không nhanh trí vượt qua được thì suốt đời chàng phải gánh bầu trời thay cho thần Át-lát. Chàng không những nhận ra ý đồ của thần mà còn nhanh trí tương kế tựu kế để “lừa” ngược lại khiến thần phải chịu thua.

Câu 6 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Từ hình ảnh nào ở trong đoạn trích, các tập bản đồ môn Địa lí được gọi là át-lát? 

Lời giải chi tiết:

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang-4

Át-lát bị thần Dớt bắt phải giơ vai ra, chống đỡ, gánh đội cả bầu trời quanh năm. Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này với hình ảnh là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra để chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Cho nên sau này nhiều nước ở trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả các cuốn sách khoa học địa lý.

3. Trả lời câu hỏi cuối bài | Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng Ngữ văn 10 Cánh Diều  

Câu 1 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1) 

Mỗi phần ở trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng kể về những sự kiện gì? Các đoạn tóm tắt nội dung lược đoạn trích cho biết Hê-ra-clét đã trải qua những thử thách nào nữa.

Lời giải chi tiết:

Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng gồm 4 phần, mỗi phần kể lại một sự việc khác nhau: 

  • Phần 1: Nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo Vàng. 
  • Phần 2: Cuộc chiến của chàng Hê-ra-clét và gã khổng lồ độc ác Ăng-tê. 
  • Phần 3: Chàng Hê-ra-clét giải cứu thần Prô-mê-tê. 
  • Phần 4: Chàng Hê-ra-clét gặp thần Át-lát, gánh bầu trời giúp cho thần đi lấy táo. 

Các đoạn tóm lược còn cho biết  người anh hùng Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: 

  • Giao đấu cùng với hai cha con thần chiến tranh A-rét, 
  • Đi tìm thần biển Nê-rê để hỏi đường, 
  • Băng qua cực bắc
  • Băng qua sa mạc
  • Chiến đấu cùng với những kẻ bắt chàng làm vật hiến tế.

Câu 2 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng, hoang đường ở trong đoạn trích. Ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy là gì?

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết tưởng tượng, hoang đường có trong đoạn trích:

– Nhân vật hoang đường: Thần đất, rồng trăm đầu, thần biển, thần chiến tranh, thần Prô-mê-tê, gã khổng lồ Ăng-tê, thần Át-lát,…

– Chi tiết hoang đường: 

  • Gã khổng lồ Ăng-tê mỗi lần bị quật ngã xuống đất được thần đất Gai-a tiếp thêm cho sức mạnh.
  • Lá gan của thần Prô-mê-tê có thể mọc lại được sau khi bị chim mo. 
  • Thần Át-lát có thể đỡ được cả bầu trời 
  • Hê-ra-clét cũng có thể đỡ được cả bầu trời như thần Át-lát,…

Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng, hoang đường: Làm cho câu chuyện thêm phần li kì, hấp dẫn; tăng thêm thử thách, từ đó góp phần tô đậm thêm những chiến công vẻ vang của anh hùng Hê-ra-clét.

Câu 3 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Nhân vật Hê-ra-clét ở trong đoạn trích là người như thế nào? Hãy phân tích đặc điểm của Hê-ra-clét qua một số biểu hiện cụ thể.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật Hê-ra-clét là một người anh hùng có năng lực phi thường, trí tuệ thông minh, có ý chí, nghị lực và trái tim nhân hậu. Cụ thể:

– Năng lực phi thường thể hiện thông qua hành trình chàng đi tìm táo vàng phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm, thử thách; chiến đấu cùng với nhiều đối thủ có sức mạnh, năng lực phi thường nhưng chàng đều giành được chiến thắng. 

– Trí tuệ thông minh thể hiện lần thứ nhất là khi giao đấu cùng với gã khổng lồ Ăng-tê, sau nhiều lần không thể hạ gục được hắn, Hê-ra-clét đã nhanh trí nhận ra được điểm mạnh của Ăng-tê nên chàng đã thay đổi cách đánh và chiến thắng. Lần thứ hai là nhận ra âm mưu của thần Át-lát và tương kế tựu kế, thoát khỏi cái bẫy và mang táo vàng trở về. 

– Ý chí nghị lực được thể hiện qua hành trình đằng đẵng (lên cực Bắc, băng qua sa mạc), mù mịt (không biết cây táo vàng nằm đâu), đầy thử thách và nguy hiểm rình rập nhưng chàng vẫn không hề chùn bước, quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ. 

– Người anh hùng có trái tim nhân hậu thông qua hành động chiến đấu với con đại bàng to lớn để cứu thần Prô-mê-tê.

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang-1

Câu 4 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Đoạn trích phản ánh nhận thức và cách lý giải của con người thời cổ đại về điều gì? Theo bạn, ngày nay sức hấp dẫn của câu chuyện Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có còn  không? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

– Đoạn trích trên phản ánh nhận thức và cách lý giải của con người thời cổ đại về: Nguồn gốc của loài người và nguồn gốc của lửa (Thần Prô-mê-tê tạo ra con người và lửa cũng là do thần Prô-mê-tê lấy cắp từ thần Dớt mang đến cho loài người). 

– Ngày nay, câu chuyện này vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự li kì ở trong từng thử thách dành cho nhân vật, bởi các yếu tố kì ảo đậm nét, bởi sự khắc họa về hình ảnh nhân vật người anh hùng cùng với sự hội tụ của nhiều vẻ đẹp,…

Câu 5 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Chi tiết, hình ảnh nào trong văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với bạn? Hãy vẽ hoặc mô tả lại bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.

Lời giải chi tiết:

soan-bai-heracles-di-tim-tao-vang-5

Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí cùng với thần Át-lát khiến em thích thú. Sau nhiều thử thách buộc chàng Hê-ra-clét phải bộc lộ sức mạnh, năng lực và phẩm chất ý chí phi thường. Tuy thử thách cuối cùng không đến từ những đối thủ nhưng nếu Hê-ra-clét không nhanh trí vượt qua được thì suốt đời chàng phải gánh bầu trời thay cho thần Át-lát. Chàng không những nhận ra ý đồ của thần mà còn nhanh trí tương kế tựu kế để “lừa” ngược lại khiến thần phải chịu thua.

Câu 6 (Trang 18, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều – Tập 1)  

Từ đoạn trích trên, bạn hãy giải thích ý nghĩa của các điển tích: Ăng-tê và Đất Mẹ; Pro-mê-tê bị xiềng.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của các điển tích Ăng-tê và Đất Mẹ, Pro-mê-tê bị xiềng là:

– Ăng-tê và Đất Mẹ: Biểu tượng tình cảm mẹ con thiêng liêng, cao quý

– Thần Prô-mê-tê chính là một biểu tượng văn hóa của loài người. Hình ảnh thần Prô-mê-tê bị xiềng cho thấy rào cản phát triển, gánh nặng của văn minh nhân loại.

 

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (Thần thoại Hy Lạp) trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!