Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau

0

Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau– trang 85 sách Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1 giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn trên lớp sắp tới. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để soạn bài cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp các bạn nhé!

soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-co-nhung-y-kien-khac-nhau-3

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Bài viết tham khảo thêm:

1. Định hướng | Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 Cánh diều

a) Trước mỗi một vấn đề xảy ra trong cuộc sống, mỗi người đều có thể có những ý kiến khác nhau do góc nhìn, quan điểm, cách nghĩ,… không giống nhau. Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau là cùng chia sẻ và trình bày những quan điểm của cá nhân xoay quanh vấn đề được nêu ra. Đồng thời, những người khác cũng sẽ đóng vai trò lắng nghe, trao đổi và phản biện lại với ý kiến của những người khác để đi đến hiệu biệt toàn diện, trọn vẹn hơn về vấn đề đó.

b) Để có thể tham gia thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, các em cần lưu ý:

 – Xác định cụ thể được vấn đề thảo luận, những người sẽ tham gia, thời gian quy định để có thể thảo luận.

– Xem xét vấn đề từ nhiều góc nhìn, quan điểm và mối quan hệ khác nhau để có thể tìm ra các ý để có thể lập dàn ý cho bài trình bày.

– Lắng nghe tập trung và thể hiện thái độ tôn trọng ý kiến của người khác về vấn đề thảo luận. 

– Trao đổi và bổ sung, làm rõ thêm ý kiến, quan điểm của bản thân. 

– Có thái độ phù hợp, lịch sự và hòa nhã xuyên suốt quá trình thảo luận, trao đổi. 

2. Thực hành | Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau Ngữ văn 10 Cánh diều

Bài tập (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

Lựa chọn một trong hai vấn đề dưới đầy (hoặc tự đề xuất vấn đề) để tiến hành cuộc thảo luận:

– Vấn đề 1: Có ý kiến cho rằng nhân vật Thị Mầu trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” (“Quan Âm Thị Kính”) là một người người lẳng lơ, xấu tính. Ý kiến khác lại khẳng định Thị Mầu là người phụ nữ dám sống thực với bản thân mình, đáng thương hơn đáng trách. Trình bày ý kiến của em về vấn đề này.

– Vấn đề 2: Có người quan niệm rằng không nên lạm dụng kháng sinh, nhưng nhiều người lại cho rằng: khi ốm đau, tốt nhất là sử dụng kháng sinh để bệnh khỏi nhanh. Em hãy trình bày ý kiến của mình về hai quan niệm trên.

a) Chuẩn bị 

– Xác định rõ đối tượng, nội dung và yêu cầu cần thảo luận.

– Xem lại đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” và tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề thảo luận.

b) Tìm ý chính và làm dàn ý cho bài thảo luận 

– Tìm ra các ý chính cho bài thảo luận bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi dưới đây:

+ Em có ý kiến gì đối với hai nhận xét nêu trên (Em tán thành ý kiến nào hay tán thành cả 2 ý kiến trên; Em đồng ý với những điểm hợp lí nào của mỗi ý kiến mà theo em đấy là ý đúng,…)?

→ Em tán thành với cả hai ý được nêu trong chủ đề nhưng ý kiến thứ hai là ý kiến em cảm thấy tán thành hơn. Bởi, Thị Mầu là nhân vật phụ nữ thời xưa hiếm hoi dám sống thật với bản thân, dám vượt qua những lễ giáo phong kiến, sắc thái nữ quyền trong xã hội xưa. Nhân vật Thị Mầu cũng đã hiện lên rõ nét hơn ở sự khao khát quyền tự do yêu đương, bản năng tính dục trong Thị Mầu. Đây đều là những điều mà người phụ nữ trong xã hội xưa không dám làm.

+ Vì sao em lại có quan điểm như vậy (Vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đánh giá Thị Mầu là một cô gái lẳng lơ, xấu tính và vì sao tán thành hoặc không tán thành với nhận xét Thị Mầu là hình ảnh đại diện cho những người dám sống thực với mình trong xã hội xưa, đáng thương hơn đáng trách?) ?

→ Thị Mầu mặc dù sống ở trong xã hội xưa với đầy lễ giáo phong kiến nhưng nàng dám nghĩ, dám yêu, dám bày tỏ và sẵn sàng chấp nhận những hậu quả mà nàng có thể phải gánh chịu. Đam mê của Thị mang đậm tính bản năng và xuất phát từ một trái tim của con người không toan tính vụ lợi, không ràng buộc. Khi bị từ chối, tình yêu của nàng càng trở nên mãnh liệt hơn. Không đạt được mong muốn, khát khao của Thị Mầu lại càng trở nên cháy bỏng. Thị Mầu đã không sợ hãi mà đi ngược lại những quan niệm, lễ giáo nam nữ thụ thụ bất thân để tiến đến sát sạt tới tiểu Kính mà ghẹo, mà quyến rũ bởi vì nàng đã say đắm vẻ đẹp của thầy Tiểu và khát khao có được tình yêu của Kính Tâm. Xét ở phương diện tình yêu thì Thị Mầu đúng là một cô gái hiện đại. Thị dám yêu, dám bày tỏ, dám vượt qua mọi lễ giáo của xã hội phong kiến để cố gắng đạt được được tình yêu của mình. 

+ Em sẽ sử dụng những dẫn chứng, lí lẽ nào xuất hiện trong đoạn trích để có thể làm rõ và thuyết phục mọi người về ý kiến của mình?

→ Thúy Kiều, là một cô nàng được coi là có tính cách táo bạo và bị các nhà Nho thời xưa cho là “dâm” khi dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để đi tìm Kim Trọng thì cũng chỉ mới dừng lại ở ranh giới nhất định. Kiều dù sao cũng vẫn không dám phá bỏ lễ giáo phong kiến khi nói “Nên chăng là cũng tại lòng mẹ cha” để lúc sa chân vào cuộc đời gió bụi cũng chỉ dám thốt lên một câu tiếc nuối “Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta “tán thưởng” nhân vật Thị Mầu về cách hành xử của nàng trong tình yêu, mà chỉ để thấy rõ hơn lý do lỗi lầm và tha thứ cho một cô gái mang cái “án lẳng lơ” theo suốt chiều dài văn hóa dân tộc. Lỗi của Thị Mầu là yêu say đắm nhưng không hiểu rằng tình yêu cần phải xuất phát từ hai phía. Vì thế, Thị Mầu đã biến tình yêu của mình trở thành một sự si mê mù quáng, dẫn đến bi kịch không đáng có cho bản thân cũng như người mình yêu. Thị Mầu là con người của nghệ thuật. 

– Lập dàn ý chi tiết cho bài thảo luận:

Mở đầu Nêu rõ được vấn đề cần thảo luận: nhân vật Thị Mầu nên được đánh giá như thế nào?
Nội dung chính + Nêu quan điểm của em về vấn đề cần thảo luận (ví dụ: không tán thành với ý kiến thứ nhất, ủng hộ đối với ý kiến thứ hai hoặc có điểm đồng tình, có điểm không đồng tình với cả hai ý kiến,…). 

+ Sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng để có thể thuyết phục mọi người về ý kiến của mình.

Kết thúc Khẳng định lại quan điểm của em và đề nghị mọi người trao đổi, thảo luận.

 

c) Thực hành thảo luận. 

* Bài nói mẫu tham khảo

soan-bai-thao-luan-ve-mot-van-de-co-nhung-y-kien-khac-nhau-4

d) Kiểm tra và chỉnh sửa lại bài thảo luận

 

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!