Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 | Ngữ văn 10 Cánh diều

0

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 bao gồm phần hướng dẫn trả lời tất cả câu hỏi trong SGK Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1 trang 122 và 123 giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho bài soạn cũng như kỳ thi cuối học kỳ I sắp tới

soan-bai-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-ngu-van-10-canh-dieu

Bài viết tham khảo thêm:

I. Đọc hiểu | Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều

a) Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi

Đọc bài thơ sau, ghi vào trong vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và làm bài tập 6.

soan-bai-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-ngu-van-10-canh-dieu-1

Câu 1 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Bài thơ Thương vợ là lời của ai và nói về ai?

A) Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng 

B) Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình 

C) Người chồng nói về người vợ của mình

D) Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình 

Đáp án: C

Câu 2 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Bài thơ nêu ở trên có đặc điểm như thế nào?

A) 8 câu, không có hình ảnh 

B) 8 câu, mỗi câu 7 chữ 

C) 8 câu, không có nhịp

D) 8 câu, không có vần 

Đáp án: B

Câu 3 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?

A) Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 

B) Có chồng hờ hững cũng như không 

C) Một duyên hai nợ âu đành phận 

D) Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Đáp án: D

Câu 4 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Câu thơ nào dưới đây sử dụng thành ngữ?

A) Quanh năm buôn bán ở mom sông 

B) Nuôi đủ năm con với một chồng

C) Năm nắng mười mưa dám quản công 

D) Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Đáp án: C

Câu 5 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Điểm giống nhau giữa bài thơ ở trên với các bài thơ Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương); Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) và Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A) Viết về tình cảm với quê hương 

B) Viết về đề tài người phụ nữ 

C) Viết về thiên nhiên, mùa thu 

D) Làm theo thể thơ Đường luật 

Đáp án: D

Câu 6 (Trang 122 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Nêu nội dung chính của đoạn thơ ở trên trong 4 – 5 dòng. 

Hướng dẫn trả lời:

Thương vợ chính là bài thơ cảm động nhất trong chuỗi các bài thơ trữ tình của Tú Xương. Là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ mang tính thế sự. Bài thơ chan chứa tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ Tú Xương đối với người vợ hiền thảo của mình. Thương vợ đã xây dựng thành công nên hình ảnh bà Tú – một người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình trước những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy, nhỏ nhắn.

b) Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập

Đoạn trích tham khảo:

soan-bai-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-ngu-van-10-canh-dieu-2

Câu 1 (Trang 123 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Đoạn trích ở trên viết về đề tài gì? Tóm tắt đoạn trích trong khoảng 3 – 4 dòng.

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn trích trên cung cấp đến bạn đọc những tri thức về ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương của dân tộc, bao gồm: Các hoạt động diễn ra trước và ngay trong lễ hội, lịch sử của ngày Giỗ Tổ. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình cảm biết ơn, trân trọng, tự hào đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Câu 2 (Trang 123 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Xác định phương thức biểu đạt chính, phương thức biểu đạt kết hợp trong đoạn trích trên.

Hướng dẫn trả lời:

– Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là thuyết minh, kết hợp cùng với phương thức biểu đạt tự sự và nghị luận.

Câu 3 (Trang 123 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Đoạn trích trên được tác giả triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay là tổng – phần – hợp?

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn trích trên được tác giả triển khai theo kiểu tổng – phân – hợp.

Câu 4 (Trang 123 SGK Ngữ văn Cánh diều lớp 10 Tập 1)

Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà bạn tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng từ 6-8 dòng).

Hướng dẫn trả lời:

Từ hàng ngàn năm nay, Đền Hùng – Nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với lịch sử dân tộc Việt Nam

Từ xưa đến nay người Việt luôn giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và những bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm để giữ nước. Chính vì vậy, cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, mọi người  ở trên khắp mọi miền đất nước lại đổ về đền Hùng, thắp nén nhang thơm để tỏ lòng thành kính với cội nguồn của mình. Đồng thời còn là dịp để quảng bá một Di sản vô cùng độc đáo, đã tồn tại hàng ngàn năm, ăn sâu vào tiềm thức, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào nước ta ra thế giới. Là ngày cả dân tộc ta cùng nguyện một lòng khắc ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

II. Viết | Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều

Yêu cầu (Trang 123 SGK Ngữ văn lớp 10 Cánh diều Tập 1): Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích ở trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

Đề 2: Viết một bài thuyết phục một người bạn từ bỏ một thói quen xấu.

Bài mẫu tham khảo:

Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích ở trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.

soan-bai-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-ngu-van-10-canh-dieu-3

Đề 2: Viết một bài thuyết phục một người bạn từ bỏ một thói quen xấu.

soan-bai-tu-danh-gia-cuoi-hoc-ki-1-ngu-van-10-canh-dieu-4

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài tự đánh giá cuối học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều do BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh. Hãy tham khảo và ôn tập thật kỹ để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối học kỳ I sắp tới nhé!