Soạn bài Việt Bắc phần Tác Giả | Ngữ Văn 12

0

Soạn bài Việt Bắc phẩn tác giả Tố Hữu – một nhà thơ nổi tiếng, tiêu biểu của nền văn học Việt nam. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm độc đáo, xuất sắc góp phần làm tăng thêm vào kho tàng văn học đồ sộ của nền văn học dân tộc. Vậy hãy cùng butbi.hocmai.vn tìm hiểu chi tiết hơn về nhà thơ này nhé.

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

Soạn bài Việt Bắc phần Tác Giả | Ngữ Văn 12
Soạn bài Việt Bắc phần Tác Giả | Ngữ Văn 12

Tham khảo thêm:

A. Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu

1. Đôi nét về tiểu sử:

– Tố Hữu sinh năm 1920  mất năm 2002 tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

– Ông sinh ra ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Cha ông là một nhà nho nghèo, mẹ cũng là con một nhà nho, chính vì vậy cả hai người đã truyền lại cho ông tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

– Năm 12 tuổi, ông mồ côi mẹ. Một năm sau, ông vào học tại trường Quốc học Huế, sau đó tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng.

– Lớn lên, ông tham gia vào phong trào cách mạng và vinh dự trở thành người lãnh đạo quan trọng chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

– Vào cuối tháng 4 /1939, ông bị thực dân Pháp bắt và giam vào nhà lao Thừa Thiên.

– Tháng 3/1942: ông vượt ngục, trốn ra Thanh Hoá và tiếp tục hoạt động.

– Cách mạng tháng Tám năm 1945: Ông trở thành Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

– Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông rời Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách về  văn hoá văn nghệ.

– Tố Hữu cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

– Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu, nổi bật của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành xuất sắc của Việt Nam.

– Năm 1996: Ông vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Con đường cách mạng và con đường nghệ thuật

– Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

– Các chặng đường làm thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh một cách chân thật về chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang, vinh quang của dân tộc. 

Các chặng đường thơ của Tố hữu:

  • Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946): đây là chặng đường đầu tiên làm thơ của Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của một người thanh niên trai tráng quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng, cách mạng và gồm 3 phần Máu lửa – Xiềng xích – Giải phóng.
  • Việt Bắc (1947 – 1954): tập thơ này là tiếng ca hùng tráng, thiết tha oai hùng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và những con người kháng chiến.
  • Gió lộng (1955 – 1961): tập thơ luôn dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
  • Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977): tràn đầy âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm hân hoan vui mừng chiến thắng.
  • Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 – 1999): đây là hai tập thơ đánh dấu bước chuyển mình mới trong thơ của Tố Hữu, dòng chảy sôi động vui tươi của cuộc sống thường nhật cùng  với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

3. Phong cách sáng tác của Tố Hữu

a) Về nội dung trong các tác phẩm 

Thơ Tố Hữu luôn mang đậm tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

– Thơ Tố Hữu luôn hướng đến những thứ lớn lao như: lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của những con người cách mạng và của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu thường không đi sâu vào tình cảm riêng tư, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn lao, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người, anh hùng cách mạng: tình yêu lí tưởng trong Từ ấy, tình quân dân trong Cá nước hay tình cảm quốc tế vô sản trong Em bé Triều Tiên.

– Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, luôn lấy những sự kiện chính trị lớn của đất nước làm đối tượng thể hiện là chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề mang ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại trong Bài ca mùa xuân năm 1961, hay cảnh cả nước lên đường ra trận trong Chào xuân 67…

b) Về nghệ thuật

 Thơ Tố Hữu luôn mang tính dân tộc đậm đà.

– Thể thơ: Tố Hữu đặc biệt thành công trong việc sử dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tú hú…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Mẹ Tơm, Bác ơi!, Quê mẹ…

– Ngôn ngữ: Tố Hữu không chỉ chú ý sáng tạo những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới mà thường hay sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc gần gũi với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu luôn phát huy cao độ tính nhạc phong phú trong tiếng Việt.

Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức các bạn cần biết về nhà thơ Tố Hữu để có thể hiểu và dễ dàng cảm thụ những tác phẩm văn học của ông hơn. Chúc các bạn học tốt.

Bạn đang tham khảo bài viết “Soạn bài Việt Bắc phần Tác Giả | Ngữ Văn 12”.