Bài hướng dẫn Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Sách giáo khoa Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1 do Butbi biên soạn giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt nhất cho tiết học Văn trên lớp sắp tới. Bài viết bao gồm phần trả lời câu hỏi cùng bài tham khảo. Theo dõi ngay sau đây!
Tham khảo thêm bài viết:
- Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 86
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 94
I – Trả lời câu hỏi | Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Câu 1 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Từ những điều mà bài viết tham khảo gợi lên, theo em, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay là một quan niệm, người viết cần phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?
Lời giải chi tiết:
Những điểm cần phải lưu ý:
– Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ thật xác đáng, mạch lạc và có sự logic.
– Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và cần phải có sức thuyết phục với người khác.
– Giọng điệu, câu văn cần sự rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo được sự hứng thú với người đọc, người nghe.
Câu 2 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Vị thế của người thuyết phục có cần phải được thể hiện không? Nếu có nên phải thể hiện như thế nào?
Lời giải chi tiết:
– Vị thế của người thuyết trình có cần phải được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục đối với người khác.
– Vị thế của của người thuyết trình:
- Là người đã từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân để có thể tăng thêm sức tin tưởng đối với người khác.
- Là người ngoài cuộc, từng tiếp xúc, chứng kiến với những người có thói quen không tốt, nêu lên quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo được sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.
Câu 3 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)
Khi triển khai nội dung thuyết phục thì việc suy đoán về những lý lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc suy đoán những lý lẽ phản bác của người được thuyết trình:
– Dự kiến được những lý lẽ phản bác sẽ được đưa ra, kiểm soát được quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.
– Người thuyết trình có thể đưa ra kịp thời những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lý lẽ của những người được thuyết phục.
– Tránh sự bối rối, mất bình tĩnh khi bị người được thuyết phục phản bác.
II – Thực hành viết – Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Đề bài: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Các bước để viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
1. Chuẩn bị viết
– Lựa chọn vấn đề: Thói quen hoặc quan niệm cần từ bỏ
2. Tìm ý
– Thói quen/quan niệm cần từ bỏ có những biểu hiện cụ thể gì?
– Vì sao cần phải từ bỏ thói quen/quan niệm ấy? Nó đã ảnh hưởng không tốt đến bạn và cộng đồng hoặc môi trường như thế nào?
– Việc từ bỏ thói quen/quan niệm ấy nên được thực hiện ra sao?
– Tôi và tập thể có thể hỗ trợ được gì cho bạn
3. Lập dàn ý
– Mở bài: Nêu thói quen/quan niệm mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ. Người viết có thể gợi ra buổi cảnh của việc thuyết phục và xác định được vị thế phát ngôn của mình.
– Thân bài:
- Biểu hiện của thói quen/quan niệm cần từ bỏ
- Lý do nên từ bỏ thói quen/quan niệm đó
- Cách từ bỏ và các bước từ bỏ thói quen/quan niệm không phù hợp
- Dự đoán sự ủng hộ, đồng tình của những người xung quanh khi người được thuyết phục từ bỏ thói quen/quan niệm không phù hợp
– Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen/quan niệm đã được đề cập
4. Tiến hành viết bài
5. Chỉnh sửa và hoàn thiện
– Đọc lại bài viết, đối chiếu lại với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để đảm bảo rằng không bỏ sót ý.
– Thay thế những từ ngữ có thể tạo ra giọng điệu thuyết phục không thích hợp, chẳng hạn những từ ngữ toát lên được sắc thái mệnh lệnh, quyết đoán: cần phải, không được,… Bỏ những ý, những câu dễ có thể tạo ra phản ứng ngược từ phía người được thuyết phục.
– Bổ sung thêm những ý, những câu thể hiện sự cảm thông, chia sẻ cần thiết cùng với đối tượng được thuyết phục nếu như thấy còn thiếu.
– Chỉnh lại những điểm thiếu sự nhất quán và chưa phù hợp đối với bối cảnh thuyết phục trong việc sử dụng những đại từ xưng hô.
– Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, sử dụng từ, đặt câu và tổ chức câu văn.
Bài viết mẫu – Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Bài mẫu 1: Trì hoãn công việc
Cuộc sống chính là một chuỗi những hành trình, để thực hiện được những mục tiêu, dự định con người cần phải lên kế hoạch và thực hiện thật tốt những công việc. Thời gian để mỗi người hiện thực hóa mục tiêu lại không giống nhau, có người thực hiện một cách nhanh chóng trong khoảng thời gian xác định, cũng có người cần phải mất một khoảng thời gian rất dài mới có thể thực hiện được mục tiêu đó. Sự khác nhau này không chỉ do cách thức thực hiện, định hướng của mỗi người mà còn bị chi phối bởi thói quen “trì hoãn công việc”.
“Công việc” chính là những mục tiêu, dự định trước mắt mà chúng ta cần phải thực hiện. “Trì hoãn” là kéo dài, là làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen không tốt của con người trong việc thực hiện mục tiêu công việc.
Cuộc sống có rất nhiều biến động, trong đó sẽ có nhiều điều bất thường có thể xảy đến ngoài ý muốn của chúng ta. Những thay đổi đó có thể buộc con người phải trì hoãn công việc mình đang thực hiện để giải quyết những vấn đề ở trước mắt. Chẳng hạn, công việc hàng ngày của học sinh là học tập, nhưng bởi vì những lý do bất ngờ: phương tiện đi lại, thời tiết, sức khỏe, người học có thể cần phải trì hoãn công việc học để giải quyết những vấn đề phát sinh ngay trước mắt ấy.
Tuy nhiên, đó chỉ là những việc trì hoãn tạm thời, còn thói quen trì hoãn trong công việc lại là thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần ở con người. Thói quen trì hoãn có thể mang tới nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, đứng trước một công việc cần giải quyết nhưng ngần ngừ mãi không chịu thực hiện và trì hoãn cho tới ngày hôm sau, ngày sau nữa hoặc là một khoảng thời gian không xác định nào đó.
Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng với thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho chúng ta bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để có thể phát triển và khẳng định được giá trị của bản thân.
Thói quen trì hoãn công việc còn sinh ra tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như đối với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, chúng ta không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội có thể để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi sự uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân ở trong mắt đối tác cũng như với mọi người xung quanh.
Trì hoãn làm cho chúng ta trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kỹ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể.
Trì hoãn công việc là một thói quen không tốt cần được chúng ta nhận thức và thay đổi nếu muốn phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng tạo điều kiện để sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán của bản thân phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành một vật cản đường trong hành trình tới với thành công các bạn nhé!
Bài 2: Nhuộm tóc là hư hỏng
Ngày nay, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc mỡi khi đi trên đường phố. Tôi cho rằng đó là một cách đẹp hết sức chính đáng và bình thường của mỗi người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng “việc nhuộm tóc là hư hỏng”. Đây là một quan niệm vẫn chưa có sự cởi mở nếu nói là sai lầm. Để lý giải cụ thể, tôi xin được trình bày ở trong bài viết này.
Người xưa vẫn có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Thật vậy, khi nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người thì ta có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng, có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không? Như vậy, chuyện “tóc tai”, làm đẹp cũng đã được các cụ nhà ta để ý từ hồi xưa. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần tới từ quan niệm về thẩm mỹ. Theo tự nhiên, màu tóc =vốn là màu đen và đổi sang màu trắng đến khi cao tuổi. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là cái đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, vẫn chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Vậy nên chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc của mình theo tự nhiên và dần hình thành một quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, chúng ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý tới hình thức bên ngoài của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có nhiều sự đổi khác, mái tóc bây giờ không nhất thiết phải là màu đen. Nói tới quan niệm thẩm mỹ, có thể chỉ ra một ví dụ tục nhuộm răng đen của nước ta ngày xưa. Nhưng tới thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng giống như vậy nữa.
Theo tôi, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với bản thân, phù hợp với điều kiện kinh tế và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó để chấp nhận một người khỏa thân ra ngoài đường bởi điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức chịu đựng của tôi. Nhưng với mái tóc, tôi lại thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền được lựa chọn màu tóc và đó là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và cũng là cách để tự tin hơn.
Nhuộm tóc chưa chắc đã là người hư hỏng và không nhuộm tóc cũng chưa chắc là không hư hỏng. Tôi đã được biết tới một tội phạm giết người tại Việt Nam vào khoảng năm 2011, anh ta là một người có mái tóc đen. Tôi cũng được biết đến một hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Thái, tràn đầy sự tự tin và cống hiến cho cộng đồng, và đặc biệt cô có mái tóc nhuộm màu nâu. Và chính bản thân tôi, một học sinh có thể được coi là ưu tú, con ngoan trò giỏi ở trong lớp, cũng đã từng nhuộm tóc.
Tôi chỉ mong rằng tất cả chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, có cái nhìn bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Trên đây BUTBI đã hướng dẫn cho các bạn Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm – Ngữ văn 10 Kết nối tri thức. Hãy tham khảo thật kĩ bài viết để chuẩn bị bài soạn cho tiết học sắp tới thật tốt nhé!