Bài viết hướng dẫn Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được Butbi biên soạn gửi tới các bạn học sinh. Bài viết gồm phần chuẩn bị, trả lời câu hỏi và bài thảo luận tham khảo. Cùng theo dõi bài hướng dẫn ngay sau đây!
Bài viết tham khảo thêm:
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
- Soạn bài Củng cố mở rộng trang 94
- Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi
I – Chuẩn bị thảo luận | Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
1. Chuẩn bị nói
a) Lựa chọn đề tài
Thực tế luôn có những vấn đề xã hội thu hút được sự quan tâm của nhiều người, được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều quan điểm khác nhau. Lựa chọn vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực, phù hợp cùng với môi trường và lứa tuổi học đường: “ Văn hóa đọc và đời sống trong lớp học”?
b) Tìm ý và sắp xếp ý
– Bài nói cần phải có các ý sau:
- Trình bày thực trạng vấn đề.
- Trình bày một số các quan điểm về vấn đề.
- Trình bày quan điểm của chính bản thân đối với vấn đề.
c) Xác định từ ngữ then chốt
– Có thể sử dụng những cụm từ phù hợp với kiểu bài nói này như: xoay quanh vấn đề này, có nhiều cách hiểu; theo như quan điểm của tôi, quan điểm chung, cách tiếp cận vấn đề, góc nhìn khác biệt,..
2. Chuẩn bị nghe
– Tìm hiểu về đề tài, nội dung của vấn đề xã hội được đưa ra để thảo luận, xác định quan điểm cá nhân ở trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
– Chuẩn bị phương tiện để ghi chép, hình dung cụ thể về những tiêu chí đánh giá sẽ được vận dụng.
II – Thực hành thảo luận | Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
1. Chuẩn bị
Người nói |
Người nghe |
– Giới thiệu được vấn đề thảo luận.
– Tóm lược các ý kiến khác nhau về vấn đề, trình bày được ý kiến cá nhân, sử dụng lí lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của bản thân; trao đổi thảo luận cùng với những người có ý kiến khác – Khái quát các điểm chung có thể thống nhất, nhấn mạnh tác dụng của cuộc thảo luận đối với cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề xã hội. |
– Lắng nghe và ghi chép lại những ý kiến muốn trao đổi cùng với người nói.
– Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu và cử chỉ của người nói; – Có thể nêu câu hỏi nếu như thấy thắc mắc. |
2. Bài nói mẫu tham khảo
Lựa chọn đề tài: Văn hóa đọc và đời sống trong lớp học.
Câu hỏi cần phải trả lời khi thảo luận đề tài là: Chúng ta cần xây dựng văn hóa đọc ở trong lớp học như nào cho hợp lý?
Trả lời:
Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể triển khai một số ý chính sau:
– Văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa thông qua việc đọc sách, tài liệu, báo để tiếp cận được với nguồn tri thức và thông tin một cách khoa học của con người .
– Văn hóa đọc góp một phần to lớn vào việc trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp hình thành và hoàn thiện được nhân cách của con người.
– Văn hóa đọc giúp chúng ta có được một số lợi ích như: Cung cấp một lượng lớn kiến thức; giúp cân bằng cảm xúc một cách tốt nhất; giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp;…
– Thực trạng việc đọc sách của học sinh hiện nay: Thay vì ngồi đọc sách để tiếp thu thêm kiến thức thì học sinh hiện nay thường chú tâm vào chiếc điện thoại thông minh, tập trung vào những trò chơi, hoạt động vô bổ và bỏ quên văn hóa đọc sách.
– Để xây dựng và tuyên truyền để văn hóa đọc phổ biến hơn trong môi trường lớp học và nhà trường thì cần nâng cao nhận thức của học sinh đối với văn hóa đọc; hình thành nên thói quen đọc sách cho bản thân;…
Bài thảo luận mẫu: Văn hóa đọc và đời sống trong lớp học
Nhà văn Maxim Gorki từng viết: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Thật vậy, đọc sách là việc làm không hề phức tạp nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Ai cũng biết sách có rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp ta tư duy, nhận thức sâu sắc, trưởng thành hơn và tích lũy vốn từ ngữ phong phú. Thế nhưng trong môi trường lớp học hiện nay, văn hóa đọc sách không còn được phổ biến mà thay vào đó học sinh thường dành thời gian để chơi game, lên mạng,… Vậy chúng ta cần xây dựng văn hóa đọc ở trong lớp học như nào cho hợp lý?
Chúng ta đều biết, trước khi có những phương tiện nghe nhìn, sách là nguồn lớn nhất để con người tiếp cận tri thức, thông tin, văn hóa. Đọc sách là một trong những cách thức giúp ta thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường thêm khả năng tư duy. Trong đời sống tinh thần của mỗi người, sách đóng vai trò rất quan trọng. Sách được xem là chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy thắp sáng nguồn tri thức vô biên, dạy ta biết sống và biết hy sinh. Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa của con người thông qua đọc sách, báo, tài liệu để tiếp cận được với nguồn thông tin và tri thức một cách khoa học. Văn hóa đọc góp một phần to lớn vào việc bồi dưỡng, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng trong đời sống, giúp chúng ta hình thành và hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Đọc sách có thể ươm mầm trong ta những ý nghĩa cao thượng, những ý tưởng để làm việc ở nhiều lĩnh vực và hiểu biết sâu rộng, làm phong phú thêm trí tưởng tượng của bản thân. Rèn luyện thói quen đọc sách không chỉ mang lại cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn; mà nó còn là một thói quen tốt giúp cho não bộ của chúng ta được khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Đọc sách cũng đem tới sự thư giãn, là nguồn gốc tuyệt vời của sự hưởng thụ, của mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho ta mọi con đường đi với những kiến thức tuyệt vời, nó cũng giúp chúng ta trở thành một người thành công trong cuộc sống này.
Văn hóa đọc sách hiện nay đang đứng trước một cơ hội và trước một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận cùng với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một đi thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của những phương tiện nghe nhìn với số lượng quá nhiều, quá hấp dẫn.
Hiện nay, văn hóa đọc sách đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên; mọi người dần trở nên thờ ơ, lãnh cảm với việc đọc sách, nhất là giới trẻ. Có những bạn trẻ cho rằng việc đọc sách giấy là lạc hậu và đó chính là một sai lầm khi đa số các bạn trẻ cho rằng hiện nay là thời đại công nghệ thông tin thì cần phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ lại vừa đỡ tốn kém. Cũng bởi vì ít đọc, ít cập nhật thông tin qua sách báo, nên vốn văn chương của giới trẻ bây giờ được đánh giá hơi “cạn”. Những năm gần đây, sau mỗi đợt chấm bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đại học lại rộ lên những câu chuyện về những bài thi với lời văn ngô nghê, những cột mốc lịch sử bị sai lệch,… như đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về văn hóa đọc hiện nay của giới trẻ. Vậy sẽ tương lai văn hóa đọc sách sẽ còn tồn tại hay không?
Các bạn thấy đấy, sách chính là kho tri thức không chối từ ai, chỉ cần ta hiểu được giá trị của nó để rồi tự xây dựng cho mình thói quen đọc sách hàng ngày. Có thể nói, sách chính là một người bạn tâm giao chia sẻ những nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người. Đọc sách từ lâu đã trở thành nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới. Sách là nguồn tri thức quý giá nhân loại đã trao tặng cho bạn. Nếu như bạn là một người không có thói quen đọc sách hằng ngày thì có lẽ bạn đã bỏ qua rất nhiều lợi ích của việc đọc sách. Nhờ đọc sách, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ ngày một ưu tú hơn. Tùy theo nhu cầu công việc, chúng ta hãy lựa chọn cách đọc và khai thác thông tin một cách phù hợp, không vì quá lệ thuộc với công nghệ thông tin mà xa rời văn hóa đọc truyền thống.
III – Trao đổi | Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau
– Người nghe đưa ra các góp ý, nhận xét, câu hỏi về bài nói. Người nói tiếp nhận những ý kiến này và trao đổi thêm (bác bỏ, tán đồng, trả lời câu hỏi, bàn luận mở rộng,…).
– Thực hiện việc tự đánh giá và đánh giá về bài trình bày dựa trên những nội dung được nêu trong bảng sau:
Trên đây Butbi đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đời sống có ý kiến khác nhau Sách mới Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ bài soạn trên để chuẩn bị cho tiết học trên lớp sắp tới thật tốt nhé!