Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

0

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1 ngắn gọn, hay nhất. Bài viết do Butbi biên soạn giúp học sinh trả lời toàn bộ câu hỏi trong Sách mới Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức và chuẩn bị tốt cho tiết học Văn sắp tới ở trên lớp. 

soan-bai-thuc-hanh-doc-the-gioi-mang-va-toi

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

I –  Chuẩn bị | Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi trang 95 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Tập 1

1. Tác giả văn bản Thế giới mạng và tôi

Tác giả: Nguyễn Thị Hậu (sinh năm 1958) là một nhà nghiên cứu khảo cổ, văn hóa.

2. Tác phẩm Thế giới mạng và tôi

a) Xuất xứ: Trích ra từ cuốn sách Thế giới mạng và tôi – NXB Văn học, Hà Nội.

b) Phương thức biểu đạt: Nghị luận

c) Tóm tắt:

Văn bản Thế giới mạng và tôi trình bày quan điểm và những trải nghiệm cá nhân của tác giả về thế giới mạng. Từ đó tác giả khẳng định chúng ta nên biết cách sử dụng mạng xã hội thật hợp lý và văn minh để mang lại những kết quả tốt.

d) Bố cục

Chia văn bản làm 3 phần

  • Đoạn 1: Từ đầu →“nhạt đi và nhẹ đi”: Thế giới mạng là nơi để bày tỏ mọi suy nghĩ, quan điểm của con người.
  • Đoạn 2: Tiếp theo → “của một xã hội”: Cần phải biết ứng xử văn minh trên mạng xã hội
  • Đoạn 3: Còn lại: Những điều tích cực khi chúng ta sử dụng mạng xã hội.

e) Giá trị nội dung:

– Văn bản nêu lên những lợi ích tích cực từ mạng xã hội và cách để sử dụng mạng xã hội một cách văn minh

f) Giá trị nghệ thuật:

– Văn bản đưa ra các dẫn chứng, lý lẽ thuyết phục người đọc

– Lập luận chặt chẽ

– Ngôn từ giản dị, dễ hiểu.

3. Chi tiết tác phẩm Thế giới mạng và tôi

a) Cách tác giả nhìn nhận về thế giới mạng

– Cách nhìn nhận về thế giới mạng xã hội thông qua trải nghiệm cá nhân của tác giả đem đến cho người đọc sự đồng cảm hoặc một cách suy nghĩ mới về mạng xã hội hiện nay.

– Tác giả đã nhấn mạnh việc con người cần phải chủ động trước thế giới mạng để biết tận dụng nó theo một cách hợp lý, có ích, làm chủ được bản thân không chỉ ở trên mạng mà còn ngoài đời thực.

– Với hình thức thổ lộ, tâm sự bài nghị luận khiến người đọc cảm thấy gần gũi, dễ dàng tương tác và đón nhận ý kiến, không cảm thấy đây như là một bài dùng để phê phán hay yêu cầu, khuyên răn.

soan-bai-thuc-hanh-doc-the-gioi-mang-va-toi-1

b) Thông điệp gửi gắp qua văn bản

– Văn bản trình bày những quan điểm và trải nghiệm cá nhân của tác giả về thế giới mạng. Từ đó khẳng định chúng ta cần biết cách sử dụng mạng xã hội hợp lý và văn minh để có thể mang lại những kết quả tốt.

II – Đọc hiểu | Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi trang 95 sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức Tập 1

Câu 1 (Trang 95, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Cách nhìn nhận về thế giới mạng xã hội thông qua một trải nghiệm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Nhận ra mọi mặt của cuộc sống, hoặc khả năng “biến hóa” của chính bản thân mình:

– Trên thế giới mạng, chúng ta sẽ được thể hiện mọi tính cách và cung bậc cảm xúc,…

– Chúng ta có thể nhảy từ “nhà” này sang tới “nhà” khác, ngó nghiêng ngắm nhìn chủ nhà và những mối quan hệ của họ.

– Nói hoặc viết bằng thứ ngôn ngữ do chúng ta lựa chọn, chỉ cần được là chính mình trong hoặc tại thời điểm đó.

– Khả năng chia sẻ, cộng hưởng nhiều lần, từ những món quan hệ “ảo” có thể tìm thấy được những người bạn thực sự…

Câu 2 (Trang 95, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Việc xác định một thái độ chủ động trước thế giới mạng.

Lời giải chi tiết:

– Những gì chúng ta viết trên mạng phản ánh một phần con người chúng ta. 

– Cũng giống như trong cuộc sống, những quan điểm của chúng ta cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng. Chúng ta “ném” ra cái gì thì thế giới mạng cũng sẽ trả lại cái đó.

– Đối diện với cuộc sống đa dạng, phong phú ấy, chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận ra giá trị của chính mình cũng như của mọi người.

Câu 3 (Trang 95, SGK Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống, tập một)

Sức hấp dẫn riêng của cách nghị luận của hình thức tâm tình, thổ lộ.

Lời giải chi tiết:

Cách nghị luận của hình thức tâm tình, thổ lộ biến bài nghị luận tưởng chừng như khô khan trở nên nhẹ nhàng và đầy sâu lắng, giống như một cuộc nói chuyện thân mật giữa hai người bạn thân. Từ đó, thông điệp dễ được truyền tải đến người đọc.

Trên đây Butbi đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Thực hành đọc Thế giới mạng và tôi SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Hy vọng qua bài soạn trên các bạn sẽ nắm vững được nội dung của bài học và chuẩn bị thật tốt bài soạn trước khi đến lớp.