Từ một đứa chỉ suốt ngày 5, 6 điểm văn, bằng phương pháp sơ đồ tư duy (mindmaps) mà tôi đã dễ dàng chinh phục điểm 7,8 ngon lành.
Tôi đã từng rất sợ môn Văn
Ngữ văn đối với tôi mà nói thì đó thực sự là một môn học khó. Khi học các tác phẩm văn học, nó không hề dễ dàng và thích thú như việc bạn đọc một cuốn truyện ngôn tình, tiểu thuyết lãng mạn mà nó đòi hỏi bạn cần trình bày sự cảm nhận, phân tích và đánh giá toàn diện để hiểu rõ về tác phẩm đó.
Nếu ngắn gọn giới thiệu về bản thân, tôi chính là chuyên gia ngủ gật trong giờ đến nỗi mà cô giáo dạy Văn còn không thèm đánh thức. Tôi gần như không hề nghe giảng mà ỷ lại chỉ cần học thuộc thông tin sách giáo khoa và bài chép của các bạn. Hậu quả là điểm kiểm tra môn Văn luôn tệ hại thê thảm cùng với cơn phẫn nộ của bố mẹ đang chờ cái thân bé nhỏ này để “bùng nổ”. Chúng bạn thì toàn 7, 8 trong khi mình thì 4, 5 “đều như vắt chanh”. Dần dà, tôi đâm ra sợ hãi môn Văn khi kì thi THPT QG đang đến gần.
Tôi luôn nghĩ rằng mình sinh ra không phải để dành cho Văn và còn có ý định từ bỏ khối D để tìm một hướng đi khác cho đến khi ông trời cho tôi tìm thấy một phương pháp khiến cho đời “nở hoa”.
Hiện thực hóa 7,8 môn Văn nhờ sơ đồ tư duy!
Trong lúc vô cùng tuyệt vọng nhìn đống chữ nghĩa trong sách Văn và vở ghi bài, “trơ mắt” nhìn thời gian ôn thi trôi đi vô nghĩa thì tôi đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với “cứu trợ” sơ đồ tư duy (SĐTD). SĐTD là một phương pháp tổng hợp thông tin được xây dựng bằng sơ đồ cây, giúp não bộ chúng ta tối đa hóa trí nhớ thông qua việc sử dụng hình ảnh và từ khóa. Nhớ lại hôm đó, vô tình thế nào tôi lại vớ được một bài blog về cách áp dụng SĐTD để học Sinh học trên mạng. Trong lúc tô tô vẽ vẽ lại ra nháp tôi mới chợt ngộ ra rằng môn Văn cũng có thể áp dụng được sơ đồ này. Thế là tối hôm đó về tôi ngồi hí hoáy “dùng thử” ngay và luôn.
Dựa vào các thể loại hình thức văn học cần ôn, tôi chia ra hai mục là văn xuôi và thơ. Tôi áp dụng với văn xuôi trước tiên bằng cách hệ thống lại toàn bộ các tác phẩm theo 2 mốc thời gian : Trước Cách mạng Tháng 8 ( bao gồm các tác phẩm từ trước thế kỉ XX – 1945) và Sau Cách mạng tháng 8 (bao gồm các tác phẩm sau năm 1945). Nhờ có sơ đồ, bên cạnh việc nhớ được tác phẩm và tác giả, tôi còn có thể nhớ cả thông tin liên quan như hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng tác phẩm khi nhìn vào mốc thời gian phân loại. Thơ hay những chuyên đề Tiếng Việt cũng hoàn toàn dễ dàng để xây dựng dựa trên mẫu trên.
Không chỉ thế, đi vào từng tác phẩm, tôi cũng áp dụng phương pháp này để triển khai ý :
Ưu điểm lớn nhất mà tôi nhận ra sau khi áp dụng phương pháp này đó là SĐTD giúp chúng ta hệ thống và chắt lọc kiến thức vô cùng trọng tâm và rõ ràng. Chỉ bằng 1 sơ đồ, tôi đã có thể nhìn được tổng thể một tác phẩm. Quan trọng là, từ sau khi áp dụng, điểm số của tôi đã có dấu hiệu tích cực và tôi cũng ôn thi “nhàn” hơn rất nhiều. Thêm một bật mí mà tôi nghiệm ra, nếu như nắm rõ cách vẽ SĐTD, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ và áp dụng đối với bất kì một đề Ngữ văn hay bất kì một môn học nào ta muốn.
Chỉ còn 2 tháng nữa là đến kì thi THPT QG 2018, tôi đã tự tin ôn tập hơn nhờ có phương pháp SĐTD. Không chỉ thế , tôi may mắn hơn nữa khi tìm thấy khoá học PEN-M của Hocmai.vn, nơi tôi còn được “mở mang tầm mắt” với rất nhiều phương pháp hữu ích giúp làm bài thi Ngữ văn hiệu quả và chất lượng. Cung cấp kiến thức trọng tâm và hướng dẫn chi tiết các kĩ năng giúp teen tối đa hóa điểm số dựa trên khả năng của mỗi teen, PEN-M 2018 hoàn toàn có thể trở thành một sự hỗ trợ đắc lực giúp tên 2k vượt qua kì thi THPT QG 2018 thành công.