Bài viết dưới đây Butbi xin chia sẻ những mẫu kết bài tác phẩm “Thuốc” siêu hay mà chúng tôi đã tổng hợp và lựa chọn ra để giúp các bạn có những gợi ý về cách kết bài cho bài phân tích/cảm nhận của mình, từ đó nhanh chóng hoàn thành bài thi của mình.
Tham khảo thêm:
Mẫu kết bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 1
Như vậy, “Thuốc” không chỉ là phương thuốc để chữa trị những căn bệnh về thể xác, mà Thuốc ở đây còn là nỗi đau, nỗi trăn trở khi chưa tìm ra được một con đường để trị “bệnh” cho dân tộc, mù mờ về tương lai của đất nước khi mà người dân vẫn còn ngủ trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ và là tinh thần trách nhiệm của Lỗ Tấn đối với hiện thực và tương lai của nước nhà. Qua truyện ngắn Lỗ Tấn đã nêu rõ thực trạng u mê, tăm tối của đất nước Trung Quốc và con đường cách mạng đang sai lầm vì nó hiu quạnh, xa rời không hề gần gũi với nhân dân. “Thuốc” đã giúp cho xã hội Trung Quốc lúc này nhìn lại cái sa trong chính con đường mà mình đang đi và cần phải tìm ra một phương thuốc, một con đường, một chính sách mới đúng đắn thì mới có thể thành công, mới có thể chữa lành căn bệnh cho người dân.
Mẫu kết bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 2
Như vậy, với ngòi bút cô đọng, súc tích cùng lối viết giàu hình ảnh sinh động, chân thực, nhà văn Lỗ Tấn đã gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ băn khoăn, những trăn trở về tình cảnh đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Đại văn hào Lỗ Tấn là “linh hồn của dân tộc”, ông đã bật khóc trước “nỗi đau của dân tộc” trong từng tác phẩm văn học của mình, “Thuốc” là một truyện ngắn nhưng nó mang kích thước của một truyện dài, để lại giá trị, ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn cho đất nước
Mẫu kết bài phân tích tác phẩm Thuốc hay nhất số 3
Bằng nghệ lối viết cô đọng, súc tích, giàu sức gợi, tác phẩm “Thuốc” đã nói lên nỗi đau của cả đất nước Trung Hoa đương thời, người dân thì mê muôi, ngu dốt, lạc hậu về xã hội, khoa học, chính trị, còn người chiến sĩ thì lại đơn độc trên con đường tìm ánh sáng lí tưởng. Tác phẩm như một hồi chuông cảnh tỉnh, một liều thuốc đặc hiệu chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc.
Kết bài Thuốc hay nhất số 4
Có thể coi “Thuốc” giống như con dao mổ sáng quắc, sắc bén trong tay của một bác sĩ tài ba, mạnh dạn cắt bỏ đi những khối u ác tính về tinh thần của xã hội đương thời để cứu lấy cả một dân tộc Trung Hoa. Nhà văn Lỗ Tấn thật xứng đáng là cây đại thụ vĩ đại của văn học Trung Quốc và Danh nhân văn hóa thế giới.
Kết bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 5
Như vậy, qua tác phẩm “Thuốc”, Lỗ Tấn đã phê phán, vạch trần sự mê muội, dốt nát của quần chúng khi một mực tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ khỏi bệnh lao. Nhà văn kêu gọi toàn thể mọi người cần tìm ra một phương thuốc khác, cần một phương thuốc đặc trị giúp nhân dân tỉnh ngộ và nhận ra đó là một thứ thuốc độc giết người chứ không phải là thần dược. Đồng thời, người dân Trung Quốc cũng cần nhanh chóng tìm ra một thứ thuốc để chữa trị căn bệnh tinh thần của quần chúng khi cho rằng những người làm cách mạng là giặc, phải có cách để chữa căn bệnh mê muội, ngu dốt đó của quần chúng và căn bệnh xa rời nhân dân của những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du.
Kết bài phân tích nội dung tác phẩm Thuốc hay nhất số 6
Khép lại truyện ngắn, Lỗ Tấn vẫn không khỏi khiến cho người đọc thôi băn khoăn. Nghĩ về thực trạng xã hội Trung Quốc thời kỳ bấy giờ. Tác phẩm không chỉ đơn thuần là truyện mà nó còn là bức thông điệp, là bài học lịch sử mà nhà văn Lỗ Tấn muốn gửi gắm. Câu truyện đã đến và để lại dấu ấn trong lòng người đọc nhờ giá trị nội dung sâu sắc ấy.
Mẫu kết bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 7
Truyện ngắn “Thuốc” là tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp hiện thực tỉnh táo, khách quan của văn hào Lỗ Tấn. Cốt truyện dung dị nhưng vô cùng độc đáo ở khả năng lựa chọn tình tiết, ở cách sắp xếp không gian, thời gian nghệ thuật và đặc biệt là ở khả năng tạo ra tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng của tác giả. Câu chuyện có chung một âm điệu trầm buồn, u ám thể hiện sự suy tư, lo lắng, day dứt, băn khoăn đầy tinh thần trách nhiệm của Lỗ Tấn trước số phận và tương lai của đất nước mình. Có thể nói tác phẩm này như con dao mổ sắc bén trong tay của một vị bác sĩ tài ba, mạnh dạn cắt bỏ đi những khối u ác tính đó là căn bệnh tinh thần của nhân dân lúc bấy giờ để cứu lấy dân tộc Trung Hoa. Lỗ Tấn xứng đáng là một đại văn hào lỗi lạc, là cây đại thụ của nền văn học Trung Quốc và Danh nhân văn hóa thế giới.
Mẫu kết bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 8
Như vậy, hình ảnh hai bà mẹ bước đến bên nhau tượng trưng cho người chiến sĩ cách mạng và người dân chắc chắn sẽ bước đến bên nhau, kề vai sát cánh vì sự nghiệp lớn lao giải phóng của đất nước. Qua đây chúng ta rút ra được một bài học quý giá đó là lấy nhân dân làm gốc, cách mạng phải đi liền với nhân dân, nếu tách rời nhân dân thì chắc chắn sẽ không thể có kết quả tốt đẹp được. Đồng thời qua truyện ngắn này ta cũng thấy rõ được thực trạng xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, cùng với đó là tinh thần trách nhiệm dân tộc cao cả của đại văn hào Lỗ Tấn.
Mẫu kết bài bài Thuốc hay nhất số 9
Như vậy qua những phân tích trên ta thấy được thực trạng tối tăm của người dân và cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Chính vì người cách mạng tách mình ra khỏi quần chúng, không gần gũi với người nhân dân nên mới có kết cục không tốt. Nhân dân Trung Hoa thì bị mê muội, ngu dốt tin vào thứ thuốc chết người đó là chiếc bánh bao tẩm máu kia. Vì vậy cho nên nhà văn muốn qua tác phẩm này cho nhân dân và những người cách mạng biết được căn bệnh mà mình đang mắc phải và từ đó nhanh chóng tìm ra phương thuốc đặc trị để cứu đất nước thoát khỏi tình trạng diệt vong.
Mẫu kết bài Thuốc số 10
Như vậy, tác phẩm “Thuốc” vừa là tiếng Gào thét để nhắc nhở, để trợ uy cho những người chiến sĩ cách mạng đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, vừa là sự bộc bạch nỗi lòng của một ngòi bút lạc quan tin tưởng, như chính nhà văn Lỗ Tấn đã viết trong Tựa Gào Thét rằng: “Riêng về phần tôi, tôi vẫn cho rằng hiện nay, tôi không còn phải là người có điều gì bức xúc, không nói ra không được, nhưng hoặc giả bởi vì chưa thể quên hết những nỗi quạnh hiu, đau khổ của mình ngày trước, nên có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng đế an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tuyên đầu được vững tâm hơn…” Phải chăng “Những kẻ dũng sĩ” ở đây mà tác giả nói tới chính là hình tượng của Hạ Du chăng?
Như vậy, qua bài viết hướng dẫn cách viết kết bài tác phẩm Thuốc trên đây các bạn đã có thêm những ý tưởng cho phần kết của mình, chúc các bạn đạt được điểm số cao trong các bài thi, bài kiểm tra của mình.
Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY.