Soạn bài Thuốc Lỗ Tấn | Ngữ văn 12

0

Soạn bài Thuốc Lỗ Tấn đầy đủ, chi tiết nhất. “Thuốc” là một truyện ngắn hiện thực nổi tiếng nhất của Lỗ Tấn. Trong bài viết dưới đây, Butbi chia sẻ cho các bạn bài soạn tác phẩm “Thuốc”  để giúp các bạn nắm được những nội dung chính tác phẩm, qua đó khám phá được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật mà Lỗ Tấn gửi gắm qua tác phẩm.  Đồng thời Butbi cũng giúp các bạn trả lời chi tiết các câu hỏi trong sách giáo khoa giúp cho việc học và chuẩn bị bài ở nhà được hiệu quả hơn.

Soạn bài Thuốc Lỗ Tấn | Ngữ văn 12
Soạn bài Thuốc Lỗ Tấn | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

I, Soạn bài Thuốc phần tác giả (Lỗ Tấn)

– Lỗ Tấn (sinh năm 1881 – mất năm 1936), tên khai sinh của ông là Chu Chương Thọ, sau này đổi thành Chu Thụ Nhân.

– Ông được sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

– Năm 13 tuổi, ông đã chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh nặng vì không có thuốc mà chết, nên ông đã ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc. Do học giỏi nên ông đã được nhận học bổng của Nhật.

– Ông đã chọn học ngành Y để dùng chính nănng lực của mình chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín… như cha của mình.

– Trong một lần tình cờ xem phim, Lỗ Tấn thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh đang hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga (trong thời kỳ chiến tranh Nga – Nhật, giai đoạn năm 1901 – 1905). Ông mới giật mình nhận ra rằng: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Và từ đó, Lỗ Tấn đã chuyển sang hoạt động văn nghệ.

– Bút danh Lỗ Tấn được ghép lại từ họ mẹ là Lỗ Thụy và chữ Tấn thành có nghĩa là “Đi nhanh lên!”.

– Nhà thơ nổi tiếng người Trung Quốc – Quách Mạt Nhược đã từng nói rằng: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”.

– Các tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn chủ yếu nhằm phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, chỉ ra cho mọi người phương thức chữa bệnh đúng đắn.

– Một số tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn được kể đến như:

  • Nhật ký người điên (thể loại truyện ngắn, 1918)
  • AQ chính truyện (thể loại truyện vừa, 1921 – 1922)
  • Gào thét ( tập truyện ngắn, được viết 1922)
  • Bàng hoàng (tập truyện ngắn, được viết 1925)
  • Cỏ dại (tập tạp văn, được viết 1924)…

II, Soạn bài Thuốc phần tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Thuốc

– Truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn được viết vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ diễn ra bùng nổ.

– Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của cả dân tộc Trung Hoa lúc bấy giờ do nhân dân đang chìm đắm trong mê muội, lạc hậu, cổ hủ, còn những người cách mạng thì lại hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Từ đó, nhà văn muốn cảnh báo rằng: Người Trung Quốc cần có suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu toàn dân tộc.

2. Bố cục tác phẩm Thuốc

Gồm 4 phần:

+ Phần 1. Từ đầu đến đoạn “Cổ… Đình Khẩu”: Lão Hoa đi mua “thuốc” là chiếc bánh bao tẩm máu người về chữa bệnh cho con trai.

+ Phần 2. Tiếp theo đến đoạn “chằng chịt đắp cho con”: Hình ảnh con trai lão Hoa ăn bánh bao.

+ Phần 3. Tiếp theo đến đoạn “Điên thật rồi”: Mọi người trong quán trà bàn luận về phương thuốc đặc biết chữa bệnh lao và tên “giặc” Hạ Du.

+ Phần 4. Phần còn lại: Mẹ Thuyên và mẹ Hà Du gặp nhau trong nghĩa địa khi đi thăm mộ con.

3. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”

– Lỗ Tấn đã đặt cho truyện ngắn của mình một nhan đề vô cùng ngắn gọn với một từ: “Thuốc” . Thuốc ở đây chính là “chiếc bánh bao tẩm máu người” mà lão Hoa đã đi mua về cho con trai ăn để chữa bệnh lao. Đó là phương thuốc cổ hủ, lạc hậu, mê tín mà nhiều người dân Trung Hoa lúc bấy giờ tin dùng.

– Ngoài ra, “Thuốc” ở đây còn có ý nghĩa biểu tượng dùng để chỉ phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần u mê, lạc hậu, ngu muội cho người dân Trung Quốc; thể hiện mối quan hệ và khoảng cách xa rời giữa quần chúng và cách mạng.

4, Giá trị nội dung của tác phẩm Thuốc

+ Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, u mê, lạc hậu và vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (năm 1911) và thể hiện lòng khâm phục, trân trọng và xót thương đối với nhà cách mạng đã hi sinh.

+ Sâu xa hơn tác giả còn vạch ra căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa lúc bấy giờ do nhân dân chìm đắm trong mê tín, lạc hậu, cổ hủ mà những người cách mạng thì lại rời xa nhân dân, qua đó nhà văn muốn cảnh báo người Trung Quốc cần có suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc đúng đắn để cứu dân tộc.

5, Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thuốc

+ Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, những câu văn giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

+ Cách xây dựng nhân vật trong truyện cũng vô cùng đặc biệt.

+ Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng cũng có nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện trở lên sinh động và giàu chất trữ tình hơn.

III, Hướng dẫn luyện tập

Câu số 1 (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

* Ý nghĩa về hình tượng của chiếc bánh bao tẩm máu người:

– Nghĩa thực: đây là một vị thuốc “thần”, một phương thuốc cổ hủ, quái đản mà nhân dân Trung Quốc – những kẻ mê tín dị đoan sử dụng để chữa bệnh lao.

– Nghĩa biểu tượng:

+ Phương “Thuốc” ấy nhằm gợi nhắc về căn bệnh u mê, lạc hậu, ngu muội của quần chúng nhân dân và bi kịch của những người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

+ Hình ảnh của chiếc bánh bao tẩm máu người còn là tư tưởng và lối đi sai lầm của những người làm cách mạng.

=> Với hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu của chiến sĩ Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng đó là ý nghĩa của sự hi sinh. Phải tìm ra một phương thuốc đúng đắn để làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó hơn với nhân dân.

Câu số 2 (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

* Hình tượng của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du:

– Nhân vật Hạ Du không được xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu qua câu chuyện của các nhân vật khác và qua thái độ kể chuyện của họ. Hạ Du chính là người tử tù bị chém mà ông cả Khang đã lấy máu tẩm vào bánh bao để bán cho lão Hoa.

– Nhà Hạ Du nghèo, chỉ có mẹ già là bà Tứ là người thân duy nhất.

– Trong tù, Hạ Du vẫn hiên ngang, tuyên truyền lý tưởng cách mạng, chống đối nhà Mãn Thanh mà không hề sợ hãi. Anh là một người anh hùng, là hình tượng của cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc thời cách mạng Tân Hợi.

– Sau cái chết, mộ của Hạ Du được đặt một chiếc vòng hoa, thể hiện niềm cảm cảm và xót thương.

⇒ Hạ Du là một người sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, là một người dũng cảm,gan dạ, hiên ngang xả thân vì nghĩa lớn nhưng anh lại lâm vào một bi kịch đó là không một ai hiểu được việc làm của anh, ngay cả những người thân (được thể hiện rõ nhất qua câu hỏi ở cuối truyện). Tác giả thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca với sự hy sinh của Hạ du (đối lập với thái độ phê phán, vạch ra căn bệnh quốc dân mà nhân dân Trung Quốc đang mắc phải).

– Qua cuộc bàn luận của những người trong quán trọ về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói về sự thật về mối quan hệ và khoảng cách xa vời của cách mạng với nhân dân.

  • Quần chúng không hiểu gì về người cách mạng, họ còn cho rằng những người làm cách mạng như Hạ Du là những người “làm giặc”, bị bắt và bị xử chém là đúng. Đến bác cả Khang còn gọi Hạ Du là là “thằng quỷ sứ”, “thằng điên”, “thằng nhãi con”.
  • Bản thân những người làm cách mạng lại cô đơn, họ “bôn ba khắp chốn quạnh hiu”, không có sự gắn bó với quần chúng nhân dân. Hạ Du hi sinh mình vì nghĩa lớn mà không ai hiểu được, đến nỗi mẹ của anh cũng gào khóc thảm thiết kêu anh chết oan, quần chúng thì mua máu anh để làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ đượng nhiên.
  • Hình ảnh người cách mạng chỉ hiện lên một cách gián tiếp qua cuộc bàn luận của mọi người trong quán trà, rõ ràng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí cốt yếu mà chỉ đặt ra ở tuyến ngầm phía sau, điều này có dụng ý sâu xa đó là khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của những người cách mạng đổ xuống một cách vô nghĩa.

Câu số 3 (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Không gian nghệ thuật trong truyện:

– Câu chuyện diễn ra trong hai buổi sớm của hai: mùa thu và mùa xuân có ý nghĩa tượng trưng:

  • Buổi sáng đầu tiên có ba cảnh đó là: cảnh sớm tinh mơ khi trời còn tối, lão Hoa đã đi mua bánh bao tẩm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh ở quán trà.
  • Ba cảnh này diễn ra liên tục trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập đông người nên hình dung được dư luận và ý thức xã hội.
  • Buổi sáng cuối cùng là vào mùa xuân,  dịp tết thanh minh đi tảo mộ. Mùa thu thì lá rụng, còn mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm

– Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ chiến sĩ cách mạng Hạ Du:

  • Vòng hoa là hình ảnh đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”.
  • Thể hiện sự trân trọng, đồng cảm và xót thương của tác giả với sự hy sinh cao cả của người cách mạng Hạ Du.
  • Chi tiết này còn thể hiện dấu hiện tốt lành, là sự đổi mới trong tư tưởng của người dân Trung Quốc, sẽ có người tiếp bước dấu chân của Hạ Du.

IV, Luyện tập

Bài số 1 (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Ý nghĩa của chi tiết nghĩa địa của người chết chém bên trái, nghĩa địa của người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn: Cùng là nghĩa địa – nơi để chôn người chết nhưng lại có sự phân biệt rạch ròi bằng một con đường mòn ở giữa, điều này mang ý nghĩa biểu tượng, tượng trưng cho những u mê, ngu muội đó cũng chính là căn bệnh quốc dân của người Trung Quốc. Ngoài ra con đường còn thể hiện sự lạc hậu trong nhận thức, sự phân chia giai cấp, là ranh giới thể hiện thái độ, tình cảm của xã hội Trung Quốc trơng thời điểm lúc bấy giờ.

Bài số 2 (trang 111 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Câu hỏi của mẹ Hạ Du khi thấy vòng hoa trên nấm mộ của con mình “ thế này là thế nào?” có ý nghĩa:

  • Thể hiện sự ngạc nhiên, bàng hoàng cùng sự băn khoăn, nghi hoặc  không thể hiểu được trước cái chết oan uổng của con.
  • Cũng hàm chứa niềm vui vì đã có người hiểu con mình, mang một chút hy vọng le lói xã hội Trung Hoa sẽ thay đổi.
  • Điều đó chứng tỏ đã có sự đồng cảm, hiểu được sự hy sinh của Hạ Du và đó là biểu hiện của sự giác ngộ trong số những người dân địa phương.

Trên đây là nội dung Soạn bài Thuốc Lỗ tấn tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm Thuốc và gợi ý trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa, mong rằng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các bạn. Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt!