Top các mẫu mở bài tác phẩm Thuốc siêu hay | Ngữ văn 12

0

Khi làm một bài văn phân tích/cảm nhận tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn, việc đầu tiên bạn cần làm đó là phải viết cho mình một mẫu mở bài thật hay và cuốn hút. Như vậy khi người chấm thi đọc mới cảm nhận được và đánh giá cao bài viết của bạn. Hôm nay Butbi sẽ chia sẻ với các bạn học sinh một số mẫu mở bài tác phẩm Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn khi làm một bài văn phân tích/cảm nhận. Các bạn hãy xem chi tiết ở bên dưới nhé.

Top các mẫu mở bài tác phẩm Thuốc siêu hay | Ngữ văn 12
Top các mẫu mở bài tác phẩm Thuốc siêu hay | Ngữ văn 12

Tham khảo thêm:

Mẫu mở bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 1 (Mở bài trực tiếp)

Truyện ngắn “Thuốc” được sáng tác vào năm 1919, tác phẩm thể hiện khá rõ những nỗi băn khoăn, day dứt của nhà văn Lỗ Tấn trước những vấn đề quan trọng, cấp thiết của xã hội Trung Quốc đương thời. Đồng thời lên tiếng phê phán sự lạc hậu, mê muội, ngu dốt đáng thương của số đông dân chúng và thái độ xa rời rời quần chúng nhân dân của những người khởi xướng và tham gia cuộc cách mạng Ngũ Tứ lúc bấy giờ. Qua đó, nhà văn cũng gửi gắm trong truyện niềm hy vọng vào tương lai không xa Trung Quốc sẽ có một cuộc cách mạng triệt để của quần chúng đưa đất nước trở lên tươi đẹp hơn. Bối cảnh của truyện là xã hội tăm tối, tù túng, ngột ngạt dưới ách thống trị của triều đình Mãn Thanh trước khi phong trào cách mạng Ngũ Tứ bùng nổ – sự kiện mở đầu cho lịch sử Trung Quốc hiện đại

Mẫu mở bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 2 (Mở bài gián tiếp)

Lỗ Tấn nhà văn cách mạng lỗi lạc nổi tiếng bởi quan điểm: “Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”. Ông một trong những nhà văn tiên phong và là tấm gương sáng để các thế hệ noi theo. Sự nghiệp văn nghệ và đóng góp của Lỗ Tấn không hề nhỏ, ông chính là người đã khai sinh ra nền văn học cách mạng Trung Quốc. Với phong cách sáng tác nghệ thuật trong nóng ngoài lạnh, các tác phẩm của ông đều để lại những dấu ấn, những bài học vô cùng ý nghĩa, sâu sắc. Và trong đó tiêu biểu nhất là  truyện ngắn “Thuốc”

Mẫu mở bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 3 (Mở bài gián tiếp)

Lỗ Tấn một trong những nhà văn cách mạng xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc. Với chủ tuỏng lấy tác phẩm của mình để chữa trị căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ, ông đã viết lên tác phẩm “Thuốc”. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1919 tại thời điểm cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Lỗ Tấn đã vạch trần căn bệnh quốc dân u mê, ngu muội, dốt nát, lạc hậu của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thời chỉ ra sai lầm của những người cách mạng khi đã rời xa quần chúng nhân dân. Qua đó, mong muốn tìm ra phương thuốc để cứu nhân dân, cứu cách mạng và cứu cả đất nước Trung Hoa. 

Mẫu mở bài Thuốc hay nhất số 4 (Mở bài gián tiếp)

Lỗ Tấn sinh năm 1881, sinh ra tại tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Sau khi chứng kiến cảnh mê muội, ngu dốt, hèn nhát của đồng bào ông đã chuyển từ học y sang bắt đầu hoạt động văn học với mong muốn nâng cao dân trí của người dân. Những tác phẩm văn học của ông thường tập trung phê phán, chỉ ra những căn bệnh tinh thần khiến cho người dân Trung quốc trở lên ngu muội, dốt nát, lạc hậu, mê tín. Và “Thuốc” là truyện ngắn tiêu biếu thể hiện rõ nét tư tưởng nghệ thuật ấy. “Thuốc” được ra đời trong giai đoạn đất nước Trung Quốc đang bị các nước đế quốc xâu xé gay gắt và cũng đúng thời điểm cuộc vận động Ngũ tướng bùng nổ.

Mở bài Thuốc hay nhất số 5 (Mở bài gián tiếp)

Vào những năm đầu của thế kỷ XX, dưới ách thống trị của triều đại Mãn Thanh, cùng sự xâu xé, giằng co của các nước đế quốc, đất nước Trung Hoa đã rơi vào cảnh khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Bầu trời chính trị rối ren, u ám, loạn lạc đã càng khiến cho người dân Trung Quốc luôn cảm thấy bất an, lo sợ, họ rơi vào u mê, ngu muội, hèn nhát, mê tín như Lỗ Tấn nói rằng họ đã “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Thấy được điều đó, Lỗ Tấn đã dùng chính những tác phẩm nghệ thuật của mình để tái hiện lại bức tranh hiện thực xã hội lúc bấy giờ  đầy bi kịch đó qua truyện ngắn “Thuốc”. Tác phẩm đã lên án, phê phán và vạch trần “căn bệnh tinh thần- căn bệnh quốc dân” của quần chúng nhân dân, đồng thời nói lên sai lầm của những người làm cách mạng khi rời xa nhân dân 

Mở bài phân tích Thuốc hay nhất số 6 (Mở bài gián tiếp)

Lỗ Tấn là cây bút tiêu biểu và được mệnh danh là người tiên phong, vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa – tư tưởng trong nền văn học hiện đại Trung Hoa. Nhà văn đã từng nói rằng: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh tật của họ ra, làm cho mọi người chú ý mà tìm cách chữa chạy” (được trích từ “Vì sao tôi viết tiểu thuyết“) để thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của mình. Tác phẩm “Thuốc” chính là minh chứng thể hiện rõ nét điều này. Ra đời trong thời điểm phong trào Ngũ tứ mang tính chất phản đế và phản phong bùng nổ và diễn ra sôi nổi, truyện ngắn là tiếng nói lên án, phê phán, vạch trần căn bệnh u mê, tê liệt của quần chúng nhân dân Trung Hoa thời bấy giờ, đồng thời thể hiện sự cảm thông, sự trân trọng của tác giả trước bi kịch của những người chiến sĩ cách mạng.

Mẫu mở bài phân tích tác phẩm Thuốc số 7 (Mở bài gián tiếp)

 Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc lỗi lạc, văn của ông giàu tính chiến đấu, vừa trữ tình lại vừa châm biếm, thể hiện tinh thần lo âu, căm phẫn sâu sắc của thời đại. Ông còn là người đứng lên dùng văn chương của mình để phơi bày các hiện tượng bệnh hoạn của xã hội để lưu ý mọi người tìm phương pháp cứu chữa. Truyện ngắn “Thuốc” là một tác phẩm tiêu biểu, điển hình cho phong cách ấy, truyện đã kêu gọi mọi người tìm ra phương thuốc đặc trị chữa khỏi bệnh mê muội, ngu dốt, hèn nhát của nhân dân và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng.

Mẫu mở bài bài Thuốc hay số 8 (Mở bài nâng cao dành cho HSG)

Nhà văn, nhà chính trị gia Quách Mạc Nhược đã từng nói rằng: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”. Quả thật tài năng của văn hào Lỗ Tấn thật đáng để người đời sau phải học tập và noi theo. Lỗ Tấn (1881-1936), ông là một người vừa có tài vừa có đức. Trong cuộc sống ông đã chứng kiến rất nhiều người mắc bệnh mà không qua khỏi, một phần do nghèo không có tiền mua thuốc, một phần do sự ngu dốt, lạc hậu tin vào những điều mê tín, nên ông quyết định học ngành y, học về thuốc để chữa trị cho những người không may đó. Thế nhưng khi đang trên con đường lương y thì trong một lần tình cờ ông xem được bộ phim người Trung Quốc đua nhau đi xem người Nhật chém đầu một người Trung Quốc chống Nhật. Vì vậy, ông nghĩ rằng chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh thể xác và từ đó ông quyết định chuyển sang làm văn học để cảnh tỉnh người dân nước mình. “Thuốc” là một tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, nó như một liều thuốc để ông chữa bệnh tinh thần cho người dân của mình.

Mẫu mở bài Thuốc nâng cao số 9 (Mở bài nâng cao dành cho HSG)

Fa-đê-ép một nhà văn nổi tiếng người Nga đã từng nhận xét rằng: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới… Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được”. Điều đó quả thật không sai khi nói về những sáng tác của Lỗ tấn. “Thuốc” là một trong những tác phẩm, những câu chuyện hay nhất của ông, ra đời giữa cơn bão táp rầm rộ của phong trào Ngũ Tứ do học sinh Bắc Kinh phát động mở đầu cho cuộc vận động cứu đất nước Trung Hoa khỏi bị diệt vong.

Mẫu mở bài tác phẩm Thuốc hay nhất số 10 (Mở bài nâng cao dành cho HSG)

Khi nhắc đến nền văn học Trung Quốc thì chắc hẳn không thể không nhắc đến văn hào Lỗ Tấn – một nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc, ông là một người mà nhiều chuyên gia, nhiều nhà văn nhà thơ khác đã nhận xét là vừa có tài vừa có đức. Ông sinh năm 1881, mất năm 1936 tên thật là Chu Thụ Nhân, sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Khi tận mắt chứng kiến cảnh cha mình bị bệnh vì không có tiền chữa bệnh và nghe theo phương thuốc mê tín của một ông thầy lang mà mất đi, nên ông đã ôm ấp giấc mơ trở thành một thầy thuốc để có thể chữa bệnh cho những người dân nghèo. Lớn lên ông quyết định đi theo con đường lương y để thực hiện ước muốn của mình.

Ông học rất giỏi nên nhận được học bổng du học sang Nhật, tại đây đã có một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời và cả sự nghiệp của Lỗ Tấn. Đó là trong một lần xem phim, ông đã chứng kiến cảnh tượng những người Trung Quốc hớn hở cùng nhau đi xem người Nhật giết chết một người Trung Quốc yêu nước. Lúc này Lỗ Tấn đã nhận ra rằng, nếu chỉ mải mê chữa căn bệnh về thể xác mà bỏ quên đi căn bệnh về tinh thần thì tương lai người dân Trung Quốc rồi sẽ “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” mà thôi. Từ đó, ông đã quyết định chuyển sang văn học, dùng chính văn học để vạch trần, cảnh tỉnh và để “chữa bệnh” về tinh thần cho người dân Trung Quốc.

“Thuốc” được ra đời vào năm 1919 trong thời điểm cuộc vận động phong trào Ngũ Tứ – phong trào đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc kinh diễn ra bùng nổ. Thuốc là một tác phẩm cũng là một liều thuốc tinh thần để ông chữa căn bệnh cho người dân và cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, cần phải có một liều “thuốc” đặc trị thì mới có thể chữa trị dứt điểm được, nếu không thì sẽ dần u mê, lụi bại và suy tàn như nhân vật Thuyên trong tác phẩm, khi bị bệnh lao vì tin vào thứ thuốc mê tín, di đoan, lạc hậu, không có cơ sở khoa học để chữa trị để rồi mất mạng.

Hi vọng qua các mẫu mở bài tác phẩm “Thuốc” trên các em sẽ biết chắt lọc để tìm ra cho mình một mẫu mở bài hoàn chỉnh nhất.

Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số văn mẫu, đề bài tập học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải về miễn phí TẠI ĐÂY. Chúc các bạn học tốt nhé!