Vợ chồng A phủ tác giả tác phẩm | Tô Hoài

0

Vợ chồng A phủ tác giả tác phẩm | Tô Hoài –  “Nhà văn của mọi lứa tuổi”. Với các tác phẩm văn học trong sự nghiệp của mình, Tô Hoài đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người đọc với phong cách sáng tác đa dạng từ  truyện ngắn, hồi kí, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi… Trong bài viết này Butbi xin chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hoài để bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản nhất về nhà văn cũng như các tác phẩm văn học và phong cách sáng tác của ông.

Vợ chồng A phủ tác giả tác phẩm | Tô Hoài
Vợ chồng A phủ tác giả tác phẩm | Tô Hoài

Tham khảo thêm:

KHÓA ÔN CHUYÊN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT

NHANH CHÓNG LẤP LỖ HỔNG KIẾN THỨC - TỰ TIN NHẬP CUỘC ĐƯỜNG ĐUA ĐẠI HỌC

✅ Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm theo từng chuyên đề thi tốt nghiệp THPT

✅ Cung cấp các phương pháp làm bài hiệu quả theo từng chuyên đề THPT

✅ Lưu ý các lỗi sai thường gặp và tips, mẹo gia tăng tốc độ làm bài

✅ Đầy đủ các môn Toán - Lí - Hóa - Anh - Văn - Sinh - Sử - Địa - GDCD

✅ Học phí chỉ 50K/chuyên đề

1. Tiểu sử về cuộc đời của nhà văn Tô Hoài.

Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920 và mất ngày 6/7/2014, tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Nghĩa Đô, Từ Liêm thuộc phủ Hoài Đức (nay là phường Nghĩa Đô, thủ đô Hà Nội).

Bút danh Tô Hoài của ông gắn với hai địa danh nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ và những năm tháng trai trẻ của ông đó là Phủ Hoài Đức và sông Tô Lịch. Ngoài bút danh là Tô Hoài này, ông còn dùng thêm những bút danh khác như Vũ Đột Kích, Mắt Biển, Thái Yên, Mai Trang, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Thời niên thiếu của ông trải qua rất nhiều khó khăn cực khổ, nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó ông đã không ngại thử sức mình với rất nhiều nghề nghiệp khác nhau từ bán hàng, dạy trẻ, thợ thủ công dệt lụa cho đến kế toán,… để sinh sống qua ngày nhưng có cả những thời điểm ông thất nghiệp, không có việc làm.

Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và bắt đầu tham gia vào các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Cũng từ thời điểm này, ông hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực báo chí, văn hoá văn nghệ và đạt được rất nhiều thành tựu xuất sắc.

Sau năm 1945, Tô Hoài giữ chức Chủ nhiệm báo “Cứu quốc” và ông cũng là một trong những nhà văn đầu tiên Nam tiến, tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam. Năm 1946, ông chính thức kết nạp vào Đảng.

Đến năm 1950, ông về hoạt động và công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 – 1980, Tô Hoài nắm giữ rất nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Hội Nhà văn như: Phó Tổng thư kí, ủy viên Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội và Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.

Từ năm 1954 trở đi, Tô Hoài bắt đầu tập trung vào sự nghiệp sáng tác văn học của mình và nhanh chóng gặt hái nhiều thành công và được nhiều độc giả yêu mến.

2. Sự nghiệp văn học của Tô Hoài

Tô Hoài là một người nghệ sĩ rất đa tài, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình ông đã miệt mài viết ra hàng trăm tác phẩm thuộc đủ các thể loại như: tiểu thuyết, bút ký,  tự truyện, truyện vừa, truyện ngắn, hồi ký, tiểu luận phê bình, ký sự, truyện viết cho thiếu nhi, cho đến cả các bài báo ngắn.

Trước cách mạng tháng 8, các sáng tác của ông chủ yếu viết về các loài vật và những câu chuyện đời thường về người dân nông thôn sống trong cảnh nghèo khổ.

Sau cách mạng tháng 8, ông có những thay đổi, những chuyển biến mạnh mẽ về phong cách cũng như tư tưởng sáng tác với những tác phẩm phản ánh nỗi cơ cực trong cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị tàn bạo của của quân xâm lược và con đường tìm đến với cách mạng giải phóng của họ.

3. Phong cách sáng tác nghệ thuật Tô Hoài

a) Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, được thể hiện rất tập trung.

Tác phẩm văn học của Tô Hoài viết chủ yếu về hai địa bàn đó là: vùng ngoại ô Hà Nội và miền núi Tây Bắc xa xôi. Đối tượng được ông khai thác nhiều nhất và thành công nhất trong các tác phẩm đó là cuộc sống của những người dân lao động đói nghèo.

Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít cây bút Việt Nam có sở trường viết truyện về những loài vật. Thế giới loài vật vô cùng phong phú, đa dạng được nhân hóa và xuất hiện trong các tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn, thu hút người đọc, giúp họ ý thức và nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.

Có thể nói, những tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất trên con đường nghệ thuật của Tô Hoài cũng không nằm ngoài không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá được nói trên.

b) Lối viết mang đậm đà màu sắc dân tộc

Đặc điểm nổi bật cho phong cách nghệ thuật này của Tô Hoài được biểu hiện ở các điểm sau:

– Cách đặt tên, đặt nhan đề cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được lấy ngay từ câu thành ngữ dân gian như: “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Đất khách, quê người” hay “ Giăng thề còn đó trơ trơ”.

– Cách kể chuyện, lối dẫn truyện của Tô Hoài có sức hút vô cùng lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu hiện rõ nhất đó là ở tác phẩm “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ” và “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

– Tô Hoài thường đi vào khám phá, tìm tòi và thể hiện truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của con người Việt Nam như: khí tiết, thủy chung, trọng nghĩa khinh tài, …

– Tô Hoài tập trung khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca nhưunxg phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, tiêu biểu nhất cho đề tài này là tác phẩm “Đảo hoang” và “Chuyện ông Gióng”.

c) Cách quan sát tỉ mỉ, thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế

Cách quan sát tỉ mỉ, thông minh hóm hỉnh và tinh tế là khả năng nổi trội nhất của Tô Hoài trong quá trình sáng tác nghệ thuật. Khả năng này của ông được thể hiện rõ nét ngay từ trước cách mạng tháng Tám qua những thiên truyện viết về loài vật. Càng về sau càng được phát huy mạnh mẽ ở nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tô Hoài khi miêu tả cảnh quan thiên nhiên, nét phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại ô Hà Nội và vùng núi rừng Tây Bắc đều để lại những ấn tượng sâu bền cho người đọc, cũng như luôn mang đến cho họ một nguồn tư liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí cũng như đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm trạng,  tâm lí của nhân vật, Tô Hoài đã chọn lựa những chi tiết vô cùng độc đáo có sức gợi cảm mạnh nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật. Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng những yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong mỗi một hoàn cảnh, tình huống cụ thể, tác phẩm tiêu biểu nhất cho lối viết này là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Cũng chính điều trên mà các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường mang những nét riêng biệt và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm, suy tư.

d) Nét đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.

Ngôn ngữ trong những tác phẩm văn học của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá nhất, ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa chúng trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông đã khẳng định trong “Sổ tay viết văn” rằng: “Mỗi một chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế”

Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn tìm tòi, trau dồi và học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở vùng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Ở mỗi một vùng đất, mỗi một đối tượng, mỗi một loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm của nó. Mặt khác, ông còn sử dụng rất thành công những từ ngữ giàu sức gợi hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,… Điều đó đã làm cho các tác phẩm của ông mang vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần kì thú.

4. Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp văn học của Tô Hoài

Giai đoạn Thể loại Tên tác phẩm Năm
Trước cách mạng tháng Tám Dế mèn phiêu lưu kí  1941
Quê người 1941
O chuột 1942
Giăng thề 1943
Nhà nghèo 1944
Xóm Giếng ngày xưa 1944
Cỏ dại 1944
Sau cách mạng tháng Tám Truyện ngắn Núi cứu quốc 1948
Xuống làng 1950
Truyện Tây Bắc 1953
Khác trước 1957
Vỡ tỉnh 1962
Người ven thành 1972
Tiểu thuyết Mười năm 1957
Miền Tây 1967
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ 1971
Tự truyện 1978
Những ngõ phố, người đường phố 1980
Quê nhà 1981
Nhớ Mai Châu 1988
Đại đội Thắng Bình 1950
Thành phố Lênin 1961
Tôi thăm Cămphuchia 1964
Nhật kí vùng cao 1969
Trái đất tên người 1978
Hoa hồng vàng song cửa 1981
Cát bụi chân ai 1992
Truyện thiếu nhi Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II 1999
Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Một số kinh nghiệm viết văn của tôi 1959
Người bạn đọc ấy 1963
Sổ tay viết văn 1977
Nghệ thuật và phương pháp viết văn 1997

 

Tô Hoài có nhiều tác phẩm văn học được dịch ra tiếng nước ngoài, đặc biệt tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí” được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

5. Thành tựu Tô Hoài đã đạt được

Trong sự nghiệp văn chương của mình, Tô Hoài đã được nhà nước trao tặng rất nhiều giải thưởng danh giá, cụ thể là:

  • Năm 1956, ông nhận được Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam với tập truyện “Tây bắc”.
  • Năm 1970, ông nhận được Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội với tiểu thuyết “Quê nhà”.
  • Năm 1970, ông nhận được Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi với tiểu thuyết “Miền Tây”.
  • Năm 1996, ông nhận được Giải thưởng Hồ Chi Minh về Văn học – Nghệ thuật. 
  • Năm 2010, ông nhận được Giải Bùi Xuân Phái với tác phẩm “Vì tình yêu Hà Nội”.

Hiện tại ông đã cho xuất bản 200 đầu sách thuộc nhiều các thể loại khác nhau và ông cũng vinh dự trở thành một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam có nhiều đầu sách nhất từ xưa đến nay trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình.

Có lẽ điều làm nên tên tuổi của nhà văn Tô Hoài không chỉ là sự tâm huyết với nghiệp viết mà còn là sự đóng góp vĩ đại cho nền văn học Việt Nam. Cho đến ngày nay, Tô Hoài không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà những tác phẩm của ông còn được cả những độc giả khắp thế giới yêu thích.

6. Nhận định về Tô Hoài

Nhà phê bình văn học Đỗ Hải Ninh từng nhận xét rằng: “Không chỉ hấp dẫn người đọc ở những nguồn tư liệu tươi rói về đời sống văn nghệ một thời mà còn ở  chính giọng kể và cách tạo không khí truyện kể trong tác phẩm của Tô Hoài.

Dù ở bất kỳ thể loại nào, hồi ký hay tiểu thuyết, người kể chuyện trần thuật ở ngôi thứ nhất xuyên suốt 3 tác phẩm Chiều chiều, Cát bụi chân ai và Ba người khác, vẫn là nhân vật giàu trải nghiệm, luôn chuyển dẫn từ quá khứ tới hiện tại nhờ hồi tưởng và liên tưởng, với giọng kể hóm hỉnh thể hiện cái nhìn bình thản và an nhiên trước mọi biến cố…

Sự linh hoạt của ngòi bút và phong cách văn xuôi lôi cuốn hấp dẫn của Tô Hoài có lẽ bắt nguồn từ chính những quan niệm của ông: Cuộc đời như là văn chương.” 

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trên Butbi để hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập, ôn luyện văn học. Ngoài ra, chúng tôi đã tổng hợp một số tài liệu, văn mẫu, đề thi học tốt môn Văn THPT, các bạn có thể tải miễn phí TẠI ĐÂY nhé!