Xét tuyển đại học bằng học bạ: Cần đổi mới để công bằng

0

Trong mùa tuyển sinh năm 2021, xét tuyển bằng học bạ là giải pháp được nhiều trường đại học sử dụng. Tuy nhiên, điểm thi tốt nghiệp THPT chênh đáng kể so với điểm học bạ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi phương thức tuyển sinh bằng điểm học bạ liệu có công bằng?

PEN 2024  GIẢI PHÁP LUYỆN THI LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT TOÀN DIỆN

✅ Chắc vé Đại học TOP với lộ trình luyện thi toàn diện

✅ Giảm 2/3 gánh nặng thi cử nhờ hệ thống đầy đủ kiến thức theo sơ đồ tư duy

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình ôn luyện

  • Cần thay đổi về phương thức xét tuyển

Trong những năm trở lại đây, các trường đại học đưa ra rất nhiều phương thức xét tuyển đại học thay vì chỉ phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Chẳng hạn như: Xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển bằng các chứng chỉ Tiếng Anh, xét tuyển kết hợp…

TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) – cho rằng, cần có sự thay đổi về phương thức xét tuyển để đảm bảo học thật, thi thật và vẫn chọn được nhân tài thật.

“Kỳ tuyển sinh năm 2021, các trường sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm chuẩn cao kịch trần, 30 điểm vẫn không đỗ.

Theo tôi, các trường cần có sự thay đổi về phương thức xét tuyển, đặc biệt là xét học bạ. Chú trọng xét học bạ sẽ gián tiếp dẫn đến các vấn đề tiêu cực như xin điểm, mua điểm, luyện thi, học lệch và nhiều bệnh thành tích phát triển tràn lan, không thể kiểm soát” – TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm.

Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng cho biết, để phương thức xét học bạ phát huy ưu điểm, các trường nên xếp vào tiêu chí phụ cùng yếu tố hạnh kiểm, thành tích nổi bật… Như vậy, có thể tuyển chọn thí sinh theo đúng tiêu chí và năng lực cần đạt.

  • Cần “siết” quy trình kiểm tra, đánh giá học sinh

Mùa tuyển sinh năm nay, việc xét tuyển bằng học bạ được xem là giải pháp “cứu cánh” cho những thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về cơ bản, trúng tuyển bằng học bạ hay điểm thi tốt nghiệp THPT đều hoàn toàn như nhau. Điều khác biệt duy nhất giữa hai phương thức chính là về điều kiện và mốc thời gian xét tuyển.

Vì vậy, nhiều thầy cô cho hay, hình thức xét tuyển này là giải pháp có lợi cho học sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Nhưng áp dụng sao cho hiệu quả, hạn chế tiêu cực và phát huy tối đa ưu điểm lại là vấn đề đáng lưu tâm.

Bày tỏ quan điểm về hình thức xét tuyển đại học bằng học bạ, thầy Lê Thanh Quý – giáo viên Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) – nói rằng: “Thực chất, xét tuyển đại học bằng học bạ là phương thức tốt vì học tập là cả quá trình, đòi hỏi học sinh phải phát huy được các phẩm chất, năng lực trong cả một thời gian chứ không chỉ phụ thuộc vào 1 kỳ thi.

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những tiêu cực trong việc xét tuyển đại học bằng học bạ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành bộ tiêu chí chung và nhất là cần “siết” quy trình kiểm tra, đánh giá tại các địa phương để đảm bảo để các trường không chạy theo thành tích mà đánh giá sai lệch năng lực học sinh”.

Theo báo Lao động