12 lời khuyên của TS Phạm Hữu Cường sẽ giúp teen thành “thần” môn Văn

0

Các dạng bài nghị luận trong môn Ngữ văn không khó. Tuy nhiên, để ăn trọn vẹn điểm phần này thì không hề đơn giản. Dưới đây là 12 lời khuyên của thầy Phạm Hữu Cường giúp teen đang từ trung bình có thể trở thành “thánh” Văn.

Profile thầy Phạm Hữu Cường

  • Tốt nghiệp trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Học vị: Tiến sĩ
  • Công việc hiện tại: giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội
  • Kinh nghiệm chuyên môn: trên 20 năm kinh nghiệm
  • Giải nhất HSG quốc gia môn Văn lớp 12
  • Là một trong những giáo viên luyện thi môn Ngữ văn hàng đầu Hà Nội. Nhiều học sinh đỗ Thủ khoa, Á khoa của các trường đại học danh tiếng
  • Có nhiều thành tích tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi đạt giải Quốc gia môn Văn, được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen
  • Nhiều năm liền thuộc đội ngũ ra đề thi ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT

Thầy Phạm Hữu Cường

12 lời khuyên của thầy Phạm Hữu Cường giúp teen ăn trọn điểm bài văn nghị luận

Lời khuyên chung khi làm văn

  • Để bài Ngữ văn đạt điểm cao, bên cạnh việc đáp ứng các kĩ năng và kiến thức mà đề yêu cầu một cách toàn diện, sâu sắc, đầy đủ thì bài văn còn cần có hình thức trình bày chuẩn mực, sạch đẹp, rõ ràng và sáng tạo.
  • Khi hết đoạn văn, viết đầu dòng lùi vào 3-4 cm. Bên cạnh đó, teen 2k2 nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch, câu chủ đề đặt ở đầu đoạn để các ‎ý trong bài văn nổi bật, thu hút người chấm.
  • Phân bổ thời gian hợp lý. Không nên lập dàn ‎ý chi tiết hay viết nháp mở bài, kết bài, chỉ nên vạch ra một số ý chính theo yêu cầu của đề, rồi vừa nghĩ vừa viết.

Lời khuyên khi làm bài văn nghị luận xã hội

  • Thường xuyên đọc báo, xem thời sự, bám sát các sự kiện của đời sống xã hội để có chất liệu xây dựng bài nghị luận xã hội hay và có sức thuyết phục.
  • Xác định đúng yêu cầu về kĩ năng, phương pháp và kiến thức cần huy động khi làm bài. Chẳng hạn, câu nghị luận xã hội bao giờ cũng yêu cầu thí sinh bình luận về một vấn đề xã hội chứ không phải chứng minh. Học sinh cần trình bày được suy nghĩ, quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận đánh giá của mình về vấn đề cần bàn luận chứ không phải đưa thật nhiều dẫn chứng từ đời sống xã hội vào để chứng minh vấn đề đó.
  • Một bài nghị luận xã hội chỉ nên lấy khoảng 4 dẫn chứng là đủ, miễn là dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, giàu sức thuyết phục và được nêu khéo léo, ngắn gọn.
  • Điểm quan trọng của bài nghị luận xã hội là lập luận, lý lẽ, bày tỏ được suy nghĩ của người viết, chứ không phải là dẫn chứng.

Lời khuyên khi làm bài nghị luận văn học

  • Cần nắm được những kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng…
  • Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn văn, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi
  • Biết cách xâu chuỗi kiến thức, so sánh, khái quát, tổng hợp về các tác phẩm đã học theo chủ đề, tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng.
  • Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,…)
  • Đối với tác phẩm văn xuôi: Chú ý đến cốt truyện, nhận vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, tình huống, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của truyện..