Theo GS Tâm lý học Carol Dweck tại ĐH Stanford, trong học tập có 2 loại mục tiêu là thể hiện và học hỏi. Liệu mục tiêu nào sẽ tạo động lực học cho teen 2k2 tốt hơn?
Bản chất của 2 loại mục tiêu cơ bản
GS Tâm lý học Carol Dweck đến từ ĐH Stanford lừng danh xứ sở cờ hoa đã khẳng định rằng trong học tập có 2 loại mục tiêu cơ bản đó là: mục tiêu thể hiện và mục tiêu học hỏi. Teen 2k2 hãy cùng so sánh bản chất của hai loại mục tiêu này nhé!
Mục tiêu thể hiện chính là việc lấy điểm số làm thước đo trong học tập, điểm số càng cao càng chứng tỏ sự thông minh hiểu biết của học sinh. Ngược lại, mục tiêu học hỏi lại không lấy điểm số làm trọng tâm và đề cao việc học sinh học được những gì và có thể ứng dụng chúng ra sao. Ví dụ với việc học Tiếng Anh: Nếu bạn học để nói được Tiếng Anh thành thục thì có nghĩa là bạn đang theo đuổi mục tiêu học hỏi; nếu bạn học để đạt điểm cao thì mục tiêu của bạn là thể hiện. Bạn hãy ngẫm nghĩ vài phút xem mục tiêu thực sự của bạn là loại nào?
Sau hàng loạt các nghiên cứu thực tế, GS Carol Dweck khẳng định hai mục tiêu này chỉ có một điểm giao nhau duy nhất đó là đều giúp bạn đạt được thành tựu. Tuy nhiên, chỉ có một mục tiêu duy nhất hướng đến khả năng làm chủ việc học và tạo động lực học cho mọi đối tượng học sinh. Bạn có tò mò không?
Mục tiêu thể hiện thoái vị, mục tiêu học hỏi lên ngôi
GS Carol Dweck nhận thấy rằng đặt cho học sinh một mục tiêu thể hiện (ví dụ như đạt điểm cao trong bài thi) sẽ hiệu quả trong một số tình huống, nhưng thường nó sẽ làm cản trở khả năng của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
Trong một nghiên cứu trên học sinh THPT, Dweck và cộng sự yêu cầu các học sinh học một bộ nguyên tắc khoa học và đặt ra cho một nửa số học sinh mục tiêu thể hiện, nửa còn lại có mục tiêu học hỏi. Kết quả cuối cùng cho thấy nhóm học sinh theo mục tiêu học hỏi đạt điểm số cao hơn rất nhiều trong các dạng bài tập mới. Điều này cũng dễ lý giải vì ham muốn lĩnh hội tri thức đã tạo động lực để học sinh học lâu hơn và thử nhiều phương pháp hơn, từ đó mà ứng phó với dạng bài mới dễ dàng hơn.
Dựa vào phân tích của giáo sư Dweck chúng ta có thể thấy sự lỗi thời của mục tiêu thể hiện vì nó bó buộc học sinh bằng những bài kiểm tra chuẩn hóa, những điểm số chưa chắc thể hiện sự thông minh. Thực tế mà nói thì hệ thống giáo dục nước ta đã và đang khiến học sinh đi theo con đường của mục tiêu thể hiện, vì vậy nên nhiều bạn không biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Mặc dù đã có nhiều cải cách nhưng đánh giá một học sinh bằng điểm số đã trở thành lối mòn tư duy của hầu hết phụ huynh, giáo viên và thậm chí là cả chính học sinh đó.
Teen 2k2 ơi, các bạn là thế hệ mới nên đừng gò bó bản thân theo khuôn mẫu cũ. Hãy đặt mục tiêu học tập là học hỏi thay vì thể hiện. Mục tiêu học hỏi có thể khiến con đường bạn đi dài hơn, vất vả hơn nhưng lại tạo động lực tốt hơn. Hãy linh hoạt hơn trong học tập, tự mình mày mò tìm hiểu nhiều phương pháp học tối ưu hơn, khi đạt được mục tiêu học hỏi thì kết quả về mặt điểm số của bạn chắc chắn cũng nổi bật hơn hẳn. Chúc các bạn luôn học tập hiệu quả!
Teen 2k2 đã đặt mục tiêu học hỏi và đang tìm kiếm cách học thông minh để kiến thức trong đầu, điểm cao trên bài thi thì VÀO ĐÂY tham khảo khóa HỌC TỐT 10 nhé! |