Các dạng toán THPT Quốc gia thường gặp

0

Trong quá trình học THPT, các bạn đã được học rất nhiều chuyên đề, tuy nhiên luôn có những chuyên đề trọng tâm cần chú trọng nhiều hơn khi ôn thi, bởi vì giáo viên thường hay đặt câu hỏi trong những chuyên đề đó hơn. Vậy đó là những dạng chuyên đề gì, các bạn hãy tham khảo bài viết các dạng toán THPT Quốc gia thường gặp dưới đây nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

A. CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA

Dạng 1: Chuyên đề hàm số – ứng dụng của đạo hàm vào trong để khảo sát đồ thị của hàm số

Đây là chuyên đề mà có nhiều câu hỏi khó nhất ở trong đề (gồm 3 câu vận dụng cao) và cũng chính là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất ở trong đề thi (10 câu).

Các câu hỏi nằm ở mức độ Nhận biết – Thông hiểu thì đều rơi vào những dạng bài quen thuộc mà học sinh chỉ cần nắm vững vàng kiến thức có trong Sách giáo khoa là đã có thể giải được rồi. Nhưng bên cạnh đó cũng có những câu hỏi Vận dụng – Vận dụng cao được lồng ghép với phần kiến thức của các chuyên đề khác.

Dạng 2: Chuyên đề hàm số mũ – hàm số Logarit

Với tổng số lượng câu hỏi là 8 câu, các dạng bài đã ra trong đề không thay đổi so với đề thi từ năm 2018 (đề thi năm 2018 bao gồm 7 câu hỏi phần này). Vẫn có sự lồng ghép dạng bài toán lãi suất ở trong đề, nhưng gần như là những dạng bài này không thể làm khó được thí sinh bởi vì mức độ câu hỏi đã rất cơ bản.

Dạng 3: Chuyên đề số phức

Những dạng bài ở trong chuyên đề này thì đều quen thuộc đối với thí sinh, với 6 câu hỏi được chia đều cho 4 cấp độ nhận thức ở trong đề. Câu hỏi khó nhất ở trong đề rơi vào dạng bài “xác định số phức thỏa mãn được điều kiện cho trước”, đây cũng chính là dạng bài quen thuộc của dạng này.

Dạng 4: Chuyên đề nguyên hàm – tích phân

Số lượng câu hỏi trong đề của phần này là 7 câu. Câu hỏi khó nhất có trong đề thường rơi vào dạng bài “tính diện tích hình phẳng” cho dưới dạng hình vẽ, yêu cầu học sinh cần phải nắm chắc được kiến thức của lớp 10 (hình elip) và biết cách tư duy tọa độ hóa lên hình thì mới giải được câu hỏi này.

Dạng 5: Chuyên đề hình học Oxyz

Có tất cả 8 câu hỏi của dạng này ở trong đề thi. Những câu hỏi thuộc vào phần nhận biết – thông hiểu thì không có gì là mới lạ nữa, thí sinh có thể hoàn thành được phần này một cách nhanh chóng nhất. Nhưng cho đến phần câu hỏi mang tính phân loại thì mức độ tư duy đã tăng lên, học sinh cần phải biết cách quy một bài toán hình học tọa độ không gian sang những dạng bài hình học phẳng.

Dạng 6: Chuyên đề hình học không gian – tròn xoay

Với số lượng câu hỏi chiếm đến khoảng 15% câu hỏi trong đề (8 câu).

Các câu hỏi của những dạng bài quen thuộc:

Tính góc, tính thể tích của những hình khối quen thuộc, tính khoảng cách.

Câu hỏi khó nhất sẽ thuộc về phần này. Đó chính là một câu hỏi về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi thí sinh cần biết cách phân chia thể tích những khối đa diện thật thành thạo thì mới giải được.

Các chuyên đề khác:

Những câu hỏi còn lại thuộc vào những chuyên đề cấp số cộng – cấp số nhân; tổ hợp – xác suất; phương trình – hệ phương trình – bất phương trình, sẽ chiếm khoảng 8% đến 10% số lượng câu hỏi ở trong đề. Các dạng bài đều tương đối quen thuộc, hầu hết tất cả các câu hỏi đều có thể nhìn ra hướng giải luôn.

B. CÁC DẠNG TOÁN ÔN THI THPTQG VÀ BÀI TẬP ÔN LUYỆN CHO TỪNG DẠNG

Trên đây là các dạng toán THPT Quốc gia thường được cho vào đề thi. Tuy vậy nhưng các bạn cũng không được chủ quan học lệch, học tủ mà cần phải ôn đều tất cả các chuyên đề nhé. Chúng tôi chúc các bạn thí sinh có một mùa thi thật may mắn, đạt kết quả thật cao nhé!