Hai mặt phẳng vuông góc – Môn Toán lớp 11

0

TOPCLASS11  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K7

✅ Lộ trình học 4 bước bám sát chương trình GDPT MỚI, chinh phục MỌI BỘ SGK

✅ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - XẾP LỚP ĐÚNG TRÌNH ĐỘ của học sinh

✅ CỐ VẤN HỌC TẬP CÁ NHÂN 1:1 xuyên suốt quá trình học tập của học sinh

✅ SIÊU PHÒNG LUYỆN 10.000+ bài tập phân loại đơn vị kiến thức, theo mức độ từ DỄ - KHÓ

Tham khảo thêm:

1. Góc giữa hai mặt phẳng

Góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó gọi là góc giữa hai mặt phẳng.

2. Hai mặt phẳng vuông góc

Nếu góc giữa hai mặt phẳng bằng 90 độ thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.

Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là mặt phẳng này chứa 1 đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia.

Hệ quả:

  • Nếu mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng a nào thuộc (P) và vuông góc với giao tuyến của (P) và (Q) đều vuông góc với (Q).
  • Nếu mặt phẳng (P) và (Q) vuông góc với nhau và A là một điểm nằm trong (P) thì đường thẳng a đi qua điểm A và vuông góc với (Q) sẽ thuộc (P).
  • Nếu 2 mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba.

3. Hình lăng trụ đứng, hình lập phương, hình hộp chữ nhật

Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với đáy

Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều.

Hình hộp đứng là hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành.

Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có tất cả các cạnh bằng nhau

Hình hộp chữ nhật là hình hộp đứng có đáy là hình chữ nhật.

4. Hình chóp đều và hình chóp cụt

Hình chóp đều có đáy là đa giác đều và đường cao của hình chóp đi qua tâm của đáy. Các mặt bên của hình chóp tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.

Hình chóp cụt đều có phần của hình chóp đều nằm giữa đáy và một thiết diện song song với đáy.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học lớp 11.