“Đến lúc bị chối bỏ, nữ sinh 19 tuổi năm ấy mới nhận ra rằng sẽ không một ai trải hoa hồng cho bạn bắt đầu, cho bạn trải qua và cả khi bạn thành công hay thất bại”, cô Hương Fiona chia sẻ
Một sinh viên kinh tế dạy Tiếng Anh từng bị chối bỏ
Gia sư Tiếng Anh từ khi còn học cấp 3 nhưng cô giáo Nguyễn Thanh Hương (Hương Fiona) chỉ thực sự đứng lớp khi đang là sinh viên năm thứ 2 đại học. Giảng dạy Tiếng Anh buổi tối cho người đi làm, nữ sinh 19 tuổi gọi phải rất cố gắng nghiêm khắc mới gọi học sinh bằng anh/chị xưng em và không ít lần khóc cười khi được hỏi: “Cô giáo ơi, cô sinh năm bao nhiêu?”.
Người ta ấn dễ ấn tượng với sự năng động của một sinh viên sư phạm làm kinh tế nhưng sẽ hoài nghi một sinh viên kinh tế đi dạy nhất là sinh viên năm 2 khuôn mặt ngơ ngác, ăn vận đơn thuần.
“Sau vài lần nhận được thái độ hoài nghi của trung tâm, cô vẫn quyết tâm để được giảng thử. Các chị ở trung tâm cũng dè dặt vì mình còn trẻ quá. Điều kiện để nhận lớp sau buổi dạy đầu tiên phải nhận được phản hồi tốt của học sinh và đồng ý cho cô Hương đứng lớp. – cô Hương Fiona chia sẻ.
Lúc bạn 19 tuổi, hành trang bạn mang trên người vốn dĩ chỉ có cái tôi và sự ngông cuồng, bởi vậy, bạn sẽ khó, thậm chí không thể chấp nhận việc bị chối bỏ. Nhưng bằng tuổi bạn, cô Hương đã hạ quyết tâm để được đồng ý giảng thử và đến bờ hồ để có cơ hội nói chuyện với những “ông Tây”. Chưa một ngày cô Hương ngừng trau dồi, phấn đấu để trước khi được người khác công nhận, bản thân phải công nhận mình trước tiên.
“Bị chối bỏ không đáng sợ, tự chối bỏ mình mới đáng sợ!” – cô Hương Fiona hóm hỉnh kể lại.
…đến người truyền cảm hứng tận tụy của hàng vạn học sinh
“Người truyền cảm hứng tận tụy” – là cách mà hàng triệu học sinh đã và đang gọi cô Hương dù rằng tính từ “tận tụy” hình như đã không còn phù hợp với những người trẻ.
Còn ở HOCMAI, cô là “nhân viên tận tụy bị ghét” nhất. Là giáo viên trẻ tuổi nhất nhưng lại sở hữu số bài giảng thuộc hàng kỉ lục với tuyên ngôn “phòng ghi hình chính là nhà!”, cô Hương cũng là nhân vật bị các “camera-man” ghét nhất vì quá cầu toàn nên có quá nhiều “đúp” quay bị quay lại mặc dù chỉ mắc một lỗi nho nhỏ. Có những ngày cô ấy chôn chân ở phòng ghi hình từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối thậm chí từ tối đến đêm. Cảnh tượng cô ấy ngồi thu lu trong phòng ghi hình với chiếc bánh bao chưa bao giờ được lên hình nhưng lại quá quen thuộc với bất kì ai ở HOCMAI.
Cô từng chia sẻ: “Tiếng Anh là một môn học không khó, khó ở chỗ ngoài là một môn học, Tiếng Anh còn là một ngôn ngữ. Cô đã gặp rất nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau sợ hãi môn học này vì người ta chưa có được cảm hứng với nó, chưa yêu mến nó. Điều cô tâm huyết không chỉ là làm sao chỉ ra đầy đủ kiến thức mà còn là truyền đạt tình yêu, sự say mê Tiếng Anh của cô đến với học sinh”.
Mỗi bài giảng của cô Hương đều mang phong cách riêng biệt: chắc về kiến thức, súc tích về câu từ, trẻ trung về phong cách giảng dạy và liên hệ sâu sắc với thực tiễn đời sống. Mọi thứ trong bài giảng của cô vừa gần gũi, vừa đủ sức thuyết phục và truyền đạt đến học sinh cả kiến thức cùng cảm hứng để học sinh tự học, muốn học và học tốt.
Nếu nhất định phải biểu đạt thành công của một người bằng những con số thì hãy nhớ đến số khóa học/số bài giảng mà cô Hương đang giảng dạy, số lượt học lên đến hàng trăm nghìn cho một bài giảng, số học sinh tính bằng đơn vị vạn mỗi năm, số tin vui báo về mỗi mùa báo điểm thi và không kể hết những lời cảm ơn được gửi từ học sinh trên khắp Việt Nam và những học sinh đã cất cánh du học nhiều vùng đất khác nhau.