Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 | Ngữ văn 10 Kết nối tri thức

0

Hướng dẫn Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tập 1 ngắn gọn và hay nhất. Bài viết do Butbi biên soạn giúp các bạn trả lời toàn bộ câu các hỏi trong Sách và chuẩn bị thật tốt cho tiết học Văn sắp tới ở trên lớp. 

soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-151-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc

TOPCLASS10  GIẢI PHÁP HỌC TẬP TOÀN DIỆN DÀNH CHO 2K8

✅ Chuyển cấp nhẹ nhàng, chinh phục mọi bộ SGK - Bứt phá điểm 9,10

✅ Mô hình học tập 4 bước toàn diện: HỌC - LUYỆN - HỎI - KIỂM TRA

✅ Đội ngũ giáo viên luyện thi hàng đầu 16+ năm kinh nghiệm

✅ Dịch vụ hỗ trợ học tập đồng hành xuyên suốt quá trình học tập

Tham khảo thêm bài viết:

Câu 1 | Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 

Nêu ngắn gọn những điều em đã biết về thể loại chèo, tuồng dân gian qua bài học này. Em muốn trang bị thêm những kiến thức nào để có thể khám phá thế giới độc đáo về sân khấu chèo, tuồng?

Lời giải chi tiết:

Những hiểu biết về chèo:

soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-151-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-1

  • Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội.
  • Chèo mang tính quần chúng và được xem là loại hình sân khấu của hội hè.
  • Nghệ thuật chèo có tính tổng hợp.

– Những hiểu biết về tuồng:

soan-bai-cung-co-mo-rong-trang-151-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc-2

  • Tuồng là cách gọi của một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam, phát triển mạnh ở dưới triều Nguyễn, vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau gồm tuồng cung đình và tuồng dân gian.
  • Tuồng mang âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật xả thân vì đại nghĩa, tận trung báo quốc, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa gia đình và Tổ quốc, giữa cái chung và cái riêng.
  • Nghệ thuật tuồng cũng mang tính tổng hợp.

– Một số kiến thức học sinh có thể muốn được trang bị thêm như

  • Kiến thức về ngôn ngữ tuồng, chèo, ngôn ngữ trong múa rối nước 
  • Cách sử dụng cao dao, tục ngữ ở các loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian,…

Câu 2 | Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 

Sau khi học bài học này, em có thái độ, tình cảm như thế nào đối với những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như chèo, tuồng hay múa rối nước?

Lời giải chi tiết:

– Học sinh tự nêu lên thái độ, tình cảm của mình đối với những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã học.

– Gợi ý: Nên có một thái độ trân trọng, gìn giữ các loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa to lớn thể hiện được giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc; cảm thấy tự hào và thêm yêu quý đất nước Việt Nam hơn, yêu quý giá trị của các loại hình nghệ thuật này hơn,…

Câu 3 | Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 

Lựa chọn một đề tài phù hợp được gợi ý ở trong phần Viết để hoàn thành bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài bài báo cáo đã viết)

Bản báo cáo kết quả nghiên cứu mẫu:

Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xướng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách ngày nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của những người nông dân để phục vụ nhu cầu giải trí của họ trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. Qua 1000 năm, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều thăng trầm. Dưới tác động của nền văn hóa phương Tây, khi nền văn học dân tộc trong giai đoạn chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” qua phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” qua phạm trù thế giới”, tất cả các loại hình văn học – nghệ thuật đều đồng loạt đổi mới  (cách tân). Chèo từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng ở trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, để có thể bắt kịp xu hướng đổi mới của những loại hình văn học – nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã phải trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân để trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lương (1924). Sự đổi mới về phương pháp sáng tác ra kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, là một bước ngoặt lịch sử. 

Trong văn học, thể loại kịch có kịch hát, cụ thể là tuồng và chèo là lĩnh vực liên ngành, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc cả văn học. Kịch bao gồm văn bản, đồng thời còn thuộc cả nghệ thuật trình diễn. Như vậy, một mặt vừa phải xem kịch giống như một thể loại văn học bên cạnh những thể loại khác, mặt khác phải kết hợp khảo sát với thực tế biểu diễn ở trên sân khấu. Chèo là sân khấu kể chuyện (tự sự) bằng trò vậy nên là hình thức sân khấu diễn kể, diễn để kể – kể để diễn. Câu chuyện được diễn kể ở trên chiếu chèo được gọi là “tích trò” hoặc tích diễn. Tích truyện chính là nội dung chính của một vở diễn. Là sân khấu kể chuyện vậy nên chèo, tuồng truyền thống coi vở kịch như là một câu chuyện đã xảy ra và được diễn lại ở trên sân khấu. Vì vậy, tích diễn trên sân khấu có vai trò quan trọng, có quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc theo một trình tự thời gian, không gian. Thời gian sân khấu chèo là thời gian một chiều. Không gian của sân khấu chèo được giữ nguyên giống như trong tích truyện, phụ thuộc vào trình tự của thời gian và quá trình hành động theo thời gian của các nhân vật. “Cốt truyện” (tình tiết của bản kịch) theo Lại Nguyên Ân còn được gọi là sự việc, đối tượng, đề tài – Để gọi tên các sự kiện, các câu chuyện được miêu tả trong đó. Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ những mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Có những loại cốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm (hoặc cốt truyện hướng tâm, cốt truyện ly tâm), cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện được xây dựng bởi nhiều biện pháp kết cấu khác nhau.

Cốt truyện ở trong kịch bản chèo truyền thống là cốt truyện đơn tuyến. Toàn bộ cốt truyện tức câu chuyện kể được dựng ở trên một trục, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Như ở vở Trương Viên, nhân vật chính của vở chính là Thị Phương. Cả cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời của nhân vật Thị Phương, bắt đầu từ mảnh trò Trương Viên hỏi vợ. Sau đó, Trương Viên từ biệt Thị Phương để tham gia chiến trận. Thị Phương và mẹ chồng loạn lạc nên đi tìm chồng, bị lọt vào hang quỷ. Thị Phương phải cắt thịt ở cánh tay nuôi mẹ chồng, khoét mắt để làm thuốc cho mẹ chồng, được quỷ tha chết bởi lòng hiếu với mẹ chồng. Sau đó, trong cảnh mù lòa, Thị Phương hát tại chợ, được quan Thừa tướng Trương Viên mời vào hát, sau đó cả nhà hội ngộ đoàn viên.

Cốt truyện trong kịch bản chèo cổ tuy có chứa xung đột nhưng ý tưởng của kịch không nhất thiết bộc lộ từ chính sự va đập trực tiếp của xung đột, như dạng kịch luận đề mà nằm ở toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Nhưng cũng có thể mâu thuẫn và xung đột chỉ xảy ra trong những sự kiện riêng biệt của cốt truyện nên sự kiện sau không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả cùng với sự kiện trước. Mâu thuẫn xung đột nảy sinh và được giải quyết ngay ở trong từng sự kiện”. Khảo sát vở Quan Âm Thị Kính, ngoài lớp giáo đầu, còn có những lớp trò: Thiện Sĩ hỏi vợ; Mãng ông gả nàng Thị Kính cho Thiện Sĩ; sự biến thứ nhất: Thị Kính định cắt râu giúp chồng nên bị đổ oan giết chồng (nỗi oan thứ nhất); Thị Kính đi tu tại chùa Vân; Thị Mầu lên chùa; Nô và Màu, Việc làng; sự biến thứ hai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan là “tác giả” của cái thai cô đang mang (nỗi oan thứ hai), Thị Mầu “trả” lại con cho Tiểu Kính; Tiểu Kính nuôi con của Thị Mầu; Thị Kính chết, nỗi oan được tỏ, Phật tổ ban sắc, Tiểu Kính trở thành Phật. Cuối cùng là lớp Chạy đàn. Chúng ta thấy, cốt truyện của vở Quan Âm Thị Kính xảy ra nhiều xung đột. Tuy nhiên, câu chuyện trải dài cả những lớp trò kể trên để toát lên sự Nhẫn của Thị Kính, chứ không phải hai xung đột (cắt râu chồng và bị Thị Màu vu oan) kể trên tạo nên những sự thắt nút, cao trào để bộc lộ được ý nghĩa của cốt truyện.

Với sân khấu chèo cổ, vị trí quan trọng trong vở dành cho nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng của diễn viên. Còn kịch bản chỉ là một yếu tố của trò diễn, được gọi là thân trò thôi. Ước lệ đảm bảo cho khán giả vẫn có thể hiểu được đầy đủ những gì nội dung vở chèo biểu diễn, dù cho đã có sự lược bỏ khá nhiều chi tiết, ước lệ giúp khán giả phát huy trí tưởng tượng của mình. Vì vậy, những tình tiết ở trong cốt truyện được lựa chọn kỹ càng, những tình tiết nào quan trọng và thể hiện được tư tưởng, chủ đề của vở diễn mới được đưa lên trên sân khấu.

Phương thức lưu truyền của kịch bản chèo chính là truyền miệng. Sự tồn tại của chèo chính là trong trí nhớ của những nghệ nhân, nông dân bởi vậy tạo ra các dị bản. Những vở chèo cổ có kịch bản không trùng khớp nhưng vẫn thống nhất về cốt truyện (tích truyện). Tính ứng diễn đáp ứng nhu cầu của người xem nên một vở chèo diễn tại những làng khác nhau, trong những đêm diễn khác nhau không giống với nhau. Vì vậy, cốt truyện có tính chất không cố định với kết cấu mở. Sự thêm nội dung vào làm cho các vở chèo quen thuộc trở nên hấp dẫn hơn. Tính ứng diễn là cơ sở quan trọng để đánh giá được  tài năng, sự thành công, nét đặc sắc của một gánh chèo. Chèo cổ là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, dùng sân khấu và diễn viên để làm phương tiện giao lưu cùng với công chúng. Trình tự phát triển của các cốt truyện đều diễn ra theo lối kể chuyện, lướt nhanh những đoạn không cần thiết, nhấn sâu vào những mảng xung đột lớn nơi có điều kiện để phát huy tiềm năng ca hát, vũ đạo, âm nhạc, diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong những lớp đặc tả trọng tâm này, những nhân vật chính thường được đặt vào các tình huống điển hình với những hành động đã vượt lên trên ranh giới tả thực, được kỳ lạ hóa, mỹ lệ hóa chứa đựng được điều lớn lao tác giả muốn nói.

Lịch sử Việt Nam  tới nay đã trải qua 3 lần giao lưu văn hóa. Cuộc giao lưu lần hai từ nửa sau thế kỷ XIX tới năm 1945 chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cuộc tiếp biến văn hóa này thực sự chính là một cuộc cách mạng, làm cho văn học – nghệ thuật Việt Nam chuyển mình từ văn học dân gian trở thành văn chương bác học (văn học viết), đi từ nền văn học trung đại (phong kiến) sang tới văn học hiện đại. Chèo chỉ nằm tại không gian văn hóa Bắc bộ, nơi đã tồn tại tứ chiếng chèo xưa. Không gian văn hóa của chèo trải qua hàng nghìn năm qua vẫn không thay đổi. Do đó, chèo chính là loại hình nghệ thuật khó biến đổi, dù không còn là thời kỳ hưng thịnh như xưa nhưng chèo đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể mà bất kì người Việt Nam nào cũng biết đến.

Câu 4 | Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức 

Dành thời gian để xem các vở diễn chèo, các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng trực tiếp hoặc xem qua internet. Có thể tìm đọc thêm tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về những loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

Gợi ý:

– Về chèo cổ các bạn có thể tìm đọc: 

  • Tuyển tập chèo cổ – NXB Sân khấu, Hà Nội, 1999; 
  • Về nghệ thuật chèo – Trần Việt Ngữ, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; 
  • 150 làn điệu chèo cổ – Bùi Đức Hạnh, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2006; 
  • Hề chèo – Hà Văn Cầu, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2005;…

– Về tuồng, các bạn có thể tìm đọc: 

  • Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, Mịch Quang, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2017;
  • Tổng tập văn học Việt Nam, tập 15A – Hoàng Châu Ký (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; 
  • Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12 – Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

Trên đây BUTBI đã hướng dẫn Soạn bài Củng cố mở rộng trang 151 trong bộ SGK Ngữ văn 10 Kết nối tri thức chương trình mới. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn học sinh sẽ nắm rõ được nội dung bài học và chuẩn bị thật tốt bài soạn văn trước khi đến lớp.