Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất | Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

0

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất – trang 89, 90 sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1 bao gồm tóm tắt nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt cho tiết văn sắp tới. Hãy tham khảo thật kỹ bài viết để soạn bài cũng như tập trung lắng nghe bài giảng từ giáo viên trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học các bạn nhé!

soan-bai-li-ngua-o-o-hai-vung-dat

Bài viết Tham khảo thêm:

I –  Tìm hiểu tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất

1. Tóm tắt Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Bài thơ kể về cuộc chiến tranh đã qua cùng tình yêu đôi lứa được thể hiện một cách dung dị, đan xen với đó là những nét đẹp văn hóa.

2. Nội dung chính Lí ngựa ô ở hai vùng đất

soan-bai-li-ngua-o-o-hai-vung-dat-1

Tác phẩm cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô khi được thể hiện tại hai nơi khác nhau là “làng anh” và “làng em”. Qua làn điệu lí ngựa ô, bộc lộ tâm tư kín đáo của chàng trai, cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải, mong chờ trong tình yêu

3. Bố cục văn bản Lí ngựa ô ở hai vùng đất – Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

Tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất có bố cục gồm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu → “nên gập ghềnh câu lí ngựa ô qua”: Hát bên anh

– Phần 2: Đoạn còn lại: Hát bên em

4. Tác giả – Tác phẩm

a) Tác giả 

soan-bai-li-ngua-o-o-hai-vung-dat-2
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh

– Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh sinh ngày 20/7 năm 1934 ở thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sống tại Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình tiểu thị dân, được cha mẹ cho ăn học tử tế.

– Ông có bút danh Vũ Ngàn Chi là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Tác phẩm nổi bật: Tập thơ Lối vào phía Bắc, Đêm Quảng Trị, Trăng sau rằm, Nhặt lá.

b) Tác phẩm

Thể loại: thơ tự do

Xuất xứ: Văn bản in trong Thơ miền Trung thế kỷ XX, trang 359 – 361, NXB Đà Nẵng năm 1995. 

Phương thức biểu đạt: biểu cảm

– Nhân vật trữ tình: người lính

Giá trị nội dung:

  • Văn bản cho ta thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô khi được thể hiện tại hai nơi khác nhau: “làng anh” và “làng em”
  • Kín đáo bộc lộ tâm tư của những chàng trai, cô gái qua làn điệu lí ngựa ô với nỗi nhớ nhung khắc khoải và sự mong chờ trong tình yêu
  • Cho thấy những làn điệu, câu hò chính là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người
  • Phần nào thể hiện nền văn hóa truyền thống của dân tộc qua những điệu hò, điệu lí, những câu hát giao duyên và cho thấy nét giao lưu văn hóa của cộng đồng thế hệ xưa, tuy ở hai vùng đất khác xa nhau nhưng không ngăn cản được sự gặp gỡ, hòa hợp về văn hóa của họ.

– Giá trị nghệ thuật:

  • Lời lẽ, văn phong của tác phẩm là lời của một làn điệu dân ca
  • Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng, da diết, 
  • Ngôn từ thuần Việt, mộc mạc, giản dị, đậm chất văn hóa dân gian

Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất | Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Văn bản cho thấy rằng, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình thì những câu Lí ngựa ô hát tại “làng anh” và hát tại “bên em” khác nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết:

– Tại làng anh: Câu hát Lí ngựa ô giống như một khúc ca vang lên khi họ hành quân

– Tại làng em: Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô giống như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc, bình dị của làng quê, sông nước miền Trung:

móng ngựa gõ mê say”, 

qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”.

Câu 2 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Tìm một số chi tiết trong văn bản cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “tại hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian và âm điệu khác nhau

Lời giải chi tiết:

Chi tiết cho thấy có sự gặp gỡ, hòa hợp giữa những câu Lí ngựa ô hát “tại hai vùng đất” vốn có người hát khác nhau, không gian và âm điệu khác nhau được thể hiện là:

Qua truông rậm đến giờ anh buộc võng”|”gặp mối dây buộc ngựa gốc lim già

“‘Ngựa tung bờm bay qua biển lúa” | ”ngựa kìm cương nơi sông xòe chín cửa

Câu 3 (Trang 90, SGK Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo – Tập 1)

Đọc Lí ngựa ô ở hai vùng đất (tác giả Phạm Ngọc Cảnh) bạn hiểu thêm điều gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu hò, câu lí và của ca dao, dân ca nói chung?

Lời giải chi tiết:

Những câu hò, câu lí và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện lên vẻ đẹp, khát vọng của người dân. Họ đưa vào đó những khát khao, mong ước về sự yên bình, những tâm tư tình cảm, tình yêu lứa đôi. Cùng với đó chính là tình yêu quê hương, lòng yêu nước.

 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết Soạn bài Lí ngựa ô ở hai vùng đất được BUTBI biên soạn gửi tới các bạn học sinh lớp 10. Hãy thường xuyên theo dõi butbi.hocmai.vn để cập nhật những bài soạn văn mới nhất nhé!