Soạn bài Lời má năm xưa (Ngữ văn 10 – Chân trời sáng tạo)

0

BUTBI xin gửi tới các bạn học sinh bài soạn ngữ văn 10 chương trình học mới, theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Dưới đây là bài viết Soạn bài Lời má năm xưa. Các bạn hãy vừa tham khảo bài viết và vừa tập trung nghe giảng từ thầy cô trên lớp để nắm rõ được nội dung bài học nhé!

Bài viết tham khảo thêm:

soan-bai-loi-ma-nam-xua-1

* Sau khi đọc văn bản Lời má năm xưa

Nội dung chính:

Văn bản đã nói về lòng yêu thương, trân trọng mọi loài vật của con người. Đây cũng chính là bài học mà nhân vật người mẹ cần phải chỉ dạy cho nhân vật “tôi”.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 71 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Tìm ra những câu văn, từ ngữ thể hiện trực tiếp được cảm xúc, tình cảm của nhân vật chính “tôi” thời điểm kể lại “câu chuyện cũ” và hãy cho biết nội dung bao quát của toàn văn bản.

Trả lời:

Những câu văn, từ ngữ mà thể hiện trực tiếp được cảm xúc, tình cảm của nhân vật tôi:

”Tôi bối rối và hối hận”.

”Tôi tần ngần ngắm nhìn bầu trời xanh..”.

”Tôi không thể nào quên đi câu nói của má”.

Từ tận đáy lòng, tôi không thể nào dứt ra được sự bối rối và hối hận”.

Nội dung bao quát → Nói về lòng yêu thương với loài vật của nhân loại/ con người. Đây cũng chính là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật chính.

Câu 2 (trang 71 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Theo bạn, ở trong câu chuyện trên, ai là người đã thực sự cứu sống được chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

Người đã thực sự cứu chú chim thằng chài chính là người má (mẹ), dựa theo câu văn ”Tôi đã bị má đánh đòn khi đang bắn thằng chài đang rời khỏi bến sông….Má bảo tôi rằng tôi ra bến vớt nó lên”.

Câu 3 (trang 71 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Việc nhắc lại câu hỏi của người má (mẹ): “Sao con lại cướp đi sự sống của nó? Vậy rồi, ai cướp đi sự sống của con?” có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Câu hỏi ấy giống như là một lời răn dạy hơn là một lời trách móc, của người mẹ với người con của mình; rằng phải biết sống yêu thương, trân trọng với muôn loài, cũng như giữa con người với nhau. Để thấu hiểu hơn, thì hãy đặt mình vào vị trí của mọi người.

– Cuộc sống cần có sự thấu hiểu và lòng thương cảm.

Câu 4 (trang 71 SGK | Ngữ văn lớp 10 Tập 1)

Từ “câu chuyện cũ” của nhân vật chính “tôi”, bạn có những suy nghĩ, cảm nhận gì về mối quan hệ giữa loài vật, thiên nhiên với con người?

Trả lời:

Giữa loài vật, thiên nhiên và con người luôn tác động lẫn nhau, quan hệ giữa đôi bên rất khăng khít. Ở văn bản này chính là yếu tố cảm xúc. Cảm xúc của loài người sẽ là yếu tố quyết định cái nhìn và hành động của họ đối diện trước loài vật, thiên nhiên. Con vật cũng gần giống như vậy, hành động của con người sẽ quyết định cảm xúc và phản ứng của loài vật. Ví dụ cụ thể là hành động con chim thằng chài “vươn vai, hót lên mấy tiếng như muốn gửi lời cảm ơn tôi”.

* Phần tham khảo mở rộng (Soạn bài Lời má năm xưa)

Câu hỏi 1: Giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản “Lời má năm xưa”?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

– Thể hiện được tình yêu thương của các loài vật bé nhỏ.

– Sự hiểu biết đối với thế giới tự nhiên muôn vẻ, muôn màu.

Giá trị nghệ thuật:

– Tình huống của truyện rất hấp dẫn,độc đáo.

– Ngôn ngữ dung dị, mang màu sắc đậm chất Nam Bộ.

Câu hỏi 2: Nội dung chính của toàn văn bản: “Lời má năm xưa”?

Trả lời:

Văn bản “Lời má năm xưa” đã kể lại thời gian tuổi thơ của nhân vật chính “tôi” khi vô tình sử dụng chiếc ná thun để bắn vào con chim chài, sau đó bị má (mẹ) khiển trách và giảng giải, cậu đã đem chú chim về để chăm sóc cho tới khi hết bệnh. Văn bản đã nói lên được lòng yêu thương, trân quý loài vật của con người. Đây cũng chính là bài học mà người mẹ (má) muốn chỉ dạy cho nhân vật chính “tôi”.

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác phẩm, tác giả , bố cục của bài “Lời má năm xưa”.

Trả lời:

A) Tác giả 

– Tên: Trần Bảo Định

– Sinh năm: 1944

– Quê quán: An Vĩnh Ngãi, TP. Tân An, Tỉnh Long An

– Cựu sinh viên của Văn khoa – Đại học Đà Lạt

– Những tác phẩm chính:

+ Ngao du sơn thủy, thơ, 2012

+ Thầy tôi, thơ, 2013

+ Mẹ, tiếng lòng, thơ, 2013

+  Vợ tôi, thơ, 2014

B) Tác phẩm

1) Thể loại: Truyện ngắn

2) Xuất xứ: Trích từ “Tương hợp Phật tính dân gian cùng với môi trường sinh thái”, in ở trong Thương những ngày…,

3) Phương thức biểu đạt → Tự sự

4) Tóm tắt tác phẩm → “Lời má năm xưa”

Câu chuyện đã kể lại thời gian tuổi thơ của nhân vật chính “tôi” khi vô tình sử dụng ná thun để bắn vào con chim chài. Sau khi bị má (mẹ) mắng và giải thích với nhân vật chính “tôi” đã hiểu ra được và đem chú chim ấy về chăm sóc cho tới khi lành bệnh.

5) Bố cục tác phẩm → Lời má năm xưa: 2 phần

– Đoạn 1 → Từ đầu cho tới “cớ sự từ cái rình theo cuộc” → Nhân vật chính “tôi” cùng với bạn bè sử dụng cái ná thun bắn vào con chim chài.

– Đoạn 2 → Còn lại → Nhân vật chính “tôi” hiểu ra và sửa chữa được lỗi lầm.

Câu hỏi 4: Nhan đề của toàn văn bản có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Về ý nghĩa của nhan đề tác phẩm là “Lời má năm xưa” nhan đề ấy nói tới những hồi tưởng của ông tác giả. Nhan đề đã góp phần bộc lộ được tâm trạng hối hận, day dứt và ăn năn của nhân vật chính “tôi” khi nhớ tới hành động mình đã làm ra cho chú chim thằng chài, từ ấy đã cho thấy cậu bé ấy là một người giàu lòng trắc ẩn, giàu tình cảm và lương thiện.

Câu hỏi 5: Qua văn bản, em đã hiểu được những điều gì về tập tính của giống loài chim thằng chài?

Trả lời:

Tập tính săn bắn của loài người rất dễ khiến cho loài chim thắng chài mắc bẫy.

Trên đây là bài Soạn bài Lời má năm xưa mà BUTBI muốn gửi gắm tới các bạn học sinh lớp 10. Mỗi kiến thức của bài học đều là vô giá, đều giúp các bạn có thêm những cách nhìn nhận, đánh giá mới, rộng mở hơn với đời sống. Các bạn hãy liên tục cập nhật butbi.hocmai.vn để tra cứu những bài soạn văn 10 Chân trời sáng tạo mới nhất nhé!