Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam – trang 95 sách Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1 bao gồm các phần tóm tắt, chuẩn bị và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc hiểu.
Bài viết tham khảo thêm:
- Soạn bài Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
- Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện
- Soạn bài Lễ hội Đền Hùng
Tóm tắt văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
Hà Nội là một vùng đất mang đầy sự linh thiêng và giàu văn hóa của Việt Nam. Đây là nơi hội tụ đầy đủ những tinh hoa và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra, người Hà Nội cũng nổi tiếng có phong thái và khí chất rất khác, đầy sự duyên dáng, phong lưu nhưng rất sang trọng. Từ ngàn đời nay, sau nhiều thế kỷ xây dựng và phát triển, Hà Nội vẫn luôn là mảnh đất đầy xinh đẹp, tự hào của dân tộc ta.
I – Chuẩn bị | Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
Hãy đọc trước một lượt văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam. Em hãy tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội” cũng như các thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.
Lời giải chi tiết:
* Thăng Long:
– Ý nghĩa: Với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nghĩa là “Rồng”. Thăng Long được hiểu với ý nghĩa là “Rồng bay lên” hay trong Đại Việt sử ký có giải thích ý nghĩa là “Rồng (bay) trong ánh mặt trời lên cao. Thăng Long – Hà Nội là kinh đô có lịch sử lâu đời nhất xuyên suốt lịch sử Việt Nam.
– Lịch sử: Thăng Long – Hà Nội trước khi trở thành Kinh đô dưới triều Lý vào năm 1010 đã nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt được thời kỳ nhà Tùy và nhà Đường của phong kiến phương Bắc đặt làm cơ sở trấn trị của quan lại. Thăng Long – Hà Nội từ khi hình thành đã trải qua 16 lần thay tên với cả tên chính quy và tên không chính quy như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …
* Đông Đô: Theo Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô”. Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn cũng chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.
* Hà Nội: Tên Hà Nội đã từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm theo lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Có nhiều giả thuyết cho rằng, Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương): “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”.
II – Đọc hiểu | Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam Ngữ văn 10 Cánh Diều
Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài: Văn hoá của Hà Nội được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?
Lời giải chi tiết:
Văn hoá của Hà Nội đã được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố:
+ Trữ lượng folklore (dân gian) rất phong phú, đa dạng với các thể loại ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích, … đặc trưng của vùng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết hợp, chọn lọc và nâng cao từ những cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.
+ Hà Nội có bề dày về truyền thống các loại hình lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo được duy trì và phát triển lâu đời
+ Văn hoá dân gian của Hà Nội không tách rời mà hội tụ, kết hợp. Cùng với sự hoà hợp của văn hóa cung đình và được “chính thức hoá” và “sang trọng hoá”. Cái sang trọng là điều không thể thiếu trong văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long – Hà Nội.
Câu 2 (trang 96, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài: Điều gì đã tạo ra sự thanh lịch trong nếp sống của người Hà Nội?
Lời giải chi tiết:
+ Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam có tài lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. Đây là vùng đất tích tụ được đủ tinh hoa bốn phương → thông minh, tài hoa
+ Người Hà Nội thường có nhu cầu cao trong việc lựa chọn, đòi hỏi và có điều kiện thỏa mãn việc tiêu dùng “của ngon vật lạ” từ các nơi đổ về. Từ đó, Hà Nội trở thành vùng đất có mạng lưới làng quê tập trung sản xuất đặc sản chuyên biệt → Là người có khiếu thưởng thức, tận hưởng, sành ăn, sành mặc.
+ Có điều kiện thuận lợi, dễ dàng giao lưu và tiếp thu văn hóa đi kèm với đó là truyền thống hiếu học → nhanh nhạy, hiểu biết và mẫn cảm về chính trị – tình cảm.
→Qua thời gian, những người con của Hà Nội được mài giũa trở nên thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu không chỉ về vật chất mà cả tinh thần. Người Hà Nội sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.
III – Trả lời câu hỏi cuối bài |Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam Ngữ văn 10 Cánh Diều
Câu 1 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập một)
Đề bài:
Tiêu đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào của bài? Em hiểu như thế nào về cụm từ “hằng số văn hóa”?
Lời giải chi tiết:
Tiêu đề của văn bản đã giúp người viết nêu bật được: Văn hóa Hà Nội là một “hằng số tuyệt vời” trong nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
“Hằng số văn hóa”: Là những yếu tố khách quan của vũ trụ, hay còn được gọi là yếu tố địa – văn hóa. Đây là những yếu tố cố định đã tạo ra nền tảng của một nền văn hóa của dân tộc và sinh ra những đặc điểm cơ bản không thay đổi trong lịch sử và trong tương lai.
Câu 2 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập một)
Đề bài: Chủ đề của văn bản trên là gì? Em dựa vào điểm nào để xác định được điều đó?
Lời giải chi tiết:
– Chủ đề của văn bản: Viết về nền văn hóa của Việt Nam, cụ thể là văn hóa rất riêng của Hà Nội.
– Những điểm xác định được chủ đề của văn bản:
+ Thông qua tiêu đề của văn bản
+ Thông qua các chi tiết, thông tin được tác giả đề cập đến xuyên suốt văn bản
Câu 3 (trang 97 SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài: Ở mỗi phần, thông tin chính của văn bản đã được tác giả làm rõ qua những phương diện nào?
Lời giải chi tiết:
Văn bản bao gồm 2 phần:
– Phần 1: Nói về sự hình thành của nền văn hóa rất riêng của Hà Nội
– Phương diện nội dung:
+ Lịch sử hình thành của nề văn hóa Hà Nội đã trải qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.
+ Các yếu tố dẫn đến sự hình thành nên nền văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp, hội tụ và chọn lọc giữa nền văn hóa dân gian và nền văn hóa cung đình.
– Phương diện hình thức: Tác giả sử dụng dấu ngoặc đơn (dùng để chú giải) và các số chú thích để giải nghĩa từ ngữ.
– Phần 2: Miêu tả về nếp sống thanh lịch, sang trọng của người Hà Nội
– Phương diện nội dung:
+ Chỉ ra những nguyên nhân hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ sự quy tụ của những người lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; từ đó, hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; rồi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài …)
+ Trích những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ để có thể bổ sung, làm rõ nội dung chủ đề
– Phương diện hình thức: Các dòng chữ in nghiêng trong văn bản giúp người đọc dễ xác định vị trí và mối quan hệ của các thông tin hơn; Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú giải thông tin, từ ngữ.
Câu 4 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài: Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về các đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động và kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?
Lời giải chi tiết:
Để giúp người đọc hiểu có thể hiểu rõ hơn về các đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như: Lịch sử, địa lí, …
Cụ thể:
– Ở lĩnh vực lịch sử:
+ Triều đình Lý – Trần đã tạo ra văn hóa trong việc thờ cúng các anh hùng dân tộc như Phù Đổng, Hai Bà Trưng, …
+ Nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê lại đề cao các lễ hội văn hóa như đua thuyền, đấu vật, hất phết, …
+ Thăng Long đã có trường cao cấp về Văn (Quốc Tử Giám), về Võ (Giảng Võ Đường) từ thế kỉ XI…
– Lĩnh vực địa lý:
+ Các nhà địa lý học nhận định, Hà Nội là thủ đô tự nhiên của lưu vực sông Hồng…
+ Đông, Nam, Đoài, Bắc, mỗi vùng đều có một trữ lượng dân gian, …
+ Các địa danh: Hồ Tây – Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán, …
– Văn hóa, xã hội:
+ Người Hà Nội chính là kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài, …
+ Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất…
– Văn học:
+ Khéo léo tay nghề, đất lề Kẻ Chợ …
+ Gắng công kén được Cốm Vòng/ Kén hồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
+ Bán mít chợ Đông/Bán hồng chợ Tây/…
+ Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây; giò Chèm, nem Vẽ, …
Câu 5 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài:
Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã kết hợp phương thức thuyết minh với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó ở trong văn bản?
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã kết hợp sử dụng phương thức thuyết minh với những phương thức như: tự sự, nghị luận
– Phương thức tự sự: Kể về sự hình thành của nền văn hóa Hà Nội
– Phương thức nghị luận: Đưa ra những luận điểm để chứng minh cho nếp sống thanh lịch của người Hà Nội
→ Tác giả sử dụng kết hợp các phương thức để bài viết có thêm tính xác thực, căn cứ rõ ràng, nhằm thuyết phục người đọc trong suốt quá trình truyền thụ thông tin trong văn bản.
Câu 6 (trang 97, SGK Ngữ Văn 10 Cánh diều, tập 1)
Đề bài: Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào về văn hóa Hà Nội? Em thích nhất đặc điểm nào của nền văn hóa thủ đô được nhắc tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của nền văn hóa vùng miền hoặc quê hương của em?
Lời giải chi tiết:
– Văn bản đã mang đến cho em những thông tin chi tiết về nền văn hóa của Hà Nội như sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.
– Đặc điểm mà em thích nhất của nền văn hóa Hà Nội được nhắc đến trong bài là: Nếp sống thanh lịch của người dân Hà Nội (người Hà Nội là những người “sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của anh hùng cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”…) → Điều này đã nói lên được sự khác biệt, chỉ có thể bắt gặp được ở những con người Hà Nội mà không thể là bất kì một địa phương nào khác.
– Một số nét đặc sắc của nền văn hóa vùng dân tộc Tây Bắc
+ Văn hóa nông nghiệp Tây Bắc: Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt
+ Văn hóa ẩm thực: Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm. Những món ăn độc – lạ phải kể đến như: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…
+ Trang phục truyền thống: Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!