Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 | Ngữ văn 10 Cánh Diều

0

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 sách Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1 bao gồm các phần chuẩn bị và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc và sau khi đọc hiểu. 

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-32-2

Bài viết tham khảo thêm:

Trả lời câu hỏi | Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 Ngữ văn Cánh diều Tập 1

Câu 1 (trang 32, SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều, tập một)

Xác định các từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng ở trong các trường hợp sau đây:

  1. xử dụng/sử dụng
  2. xán lạn/sáng lạng
  3. buôn ba/bôn ba
  4. oan khốc/oan khóc

Lời giải chi tiết:

  1. sử dụng
  2. xán lạn
  3. bôn ba
  4. oan khốc

Câu 2 (trang 32, SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều, tập một)

Những từ được in nghiêng trong các câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy tìm từ đúng thay thế cho các từ đó.

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-32-ngu-van-10-canh-dieu-1

Lời giải chi tiết:

a) Lỗi sử dụng từ không đúng nghĩa 

⇒ Thay từ “quyết đoán” → “quyết liệt”

b) Lỗi dùng từ ngữ sai nghĩa

⇒ Thay từ “danh giá” → “danh tiếng”

c) Lỗi dùng từ sai nghĩa

⇒ Thay từ “mĩ miều” → “mĩ mãn”

d) Lỗi dùng từ sai nghĩa

⇒ Thay từ “Ngộ sát” → “ngộ độc”

Câu 3 (trang 32, SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều, tập một)

Phát hiện, tìm và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:

soan-bai-thuc-hanh-tieng-viet-trang-32-1

Lời giải chi tiết:

a) Lỗi sử dụng từ ngữ không đúng nghĩa

“Lượng mưa” đi với “kéo dài” là sai cách sử dụng từ

→ Thay đổi từ “lượng mưa” thành “mùa mưa”

→ Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng

b) Lỗi dùng từ sai nghĩa

“khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt” sai ý nghĩa. Cần sửa thành: khoa Dược tích cực điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt

→ Câu đúng: “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế”

c) Lỗi dùng từ sai nghĩa

“chứng minh” là từ dùng sai. Sửa đúng phải sử dụng từ “minh chứng”

→ Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều

d) Lỗi dùng từ sai nghĩa

“lực lượng” là từ bị dùng sai → Sửa đúng thành “tấn công”

→ Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được

Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ Văn 10 Cánh Diều, tập một)

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) để phân tích một nhân vật thuộc thể loại thần thoại mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở khối Trung học cơ sở?

Lời giải chi tiết:

Sơn Tinh là nhân vật thần thoại của Việt Nam mà em yêu thích nhất. Đây là vị thần xuất hiện trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sự hung bạo, dữ dội của thiên nhiên thì Sơn Tinh lại xuất hiện với hình ảnh dũng mãnh, cao lớn như núi. Sơn Tinh là nhân vật thần thoại đại diện cho sức mạnh của nhân dân và cộng đồng. Là chúa của vùng non cao, khi chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi. Giơ tay về phía tây, phía Tây liền mọc lên từng dãy núi, dãy đồi. Với cách xây dựng hình tượng nhân vật thần thoại Sơn Tinh, nhân dân ta đã thể hiện được truyền thống đoàn kết, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong các hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Sơn Tinh đã được tạo ra bởi trí tưởng tượng đầy tài hoa cùng các chiến công vĩ đại của nhân vật. “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện có cốt truyện kịch tính với các sự kiện được miêu tả sinh động, thu hút người đọc.

Trên đây là bài hướng dẫn chi tiết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 32 trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ và chuẩn bị bài soạn sắp tới thật tốt nhé!