Bài viết hướng dẫn Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 sách Ngữ văn 10 Cánh Diều tập 1 giúp các bạn học sinh trả lời tất cả câu hỏi có trong sách giáo khoa.
Bài viết tham khảo thêm:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51
- Soạn bài Viết Báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
- Soạn bài Xúy Vân giả dại
Câu 1 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Cụm từ nào ở dưới đây thể hiện rõ nghĩa của 2 chữ “Thuật hoài”?
A) Bày tỏ nỗi lòng
B) Nỗi mong chờ
C) Niềm ước muốn
D) Nói về hoài bão
Hướng dẫn trả lời:
⇒ Đáp án: A) Bày tỏ nỗi lòng
Câu 2 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Từ ngữ nào ở trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu đã không được thể hiện thành công trong bản dịch thơ?
A) Hoành sóc
B) Giang sơn
C) Kháp kỉ thu
D) Cả A, B, C
Hướng dẫn trả lời:
⇒ Đáp án: A) Hoành sóc
Câu 3 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Biện pháp nghệ thuật nào ở dưới đây được dùng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như là hổ báo khí thế nuốt trâu)?
A) Nhân hóa
B) Tương phản
C) So sánh
D) Nói giảm – nói tránh
Hướng dẫn trả lời:
⇒ Đáp án: C) So sánh
Câu 4 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại bài thơ “Tỏ lòng”
A) Đây là bài thơ Nôm đường luật tứ tuyệt
B) Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
C) Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
D) Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán
Hướng dẫn trả lời:
⇒ Đáp án: C) Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
Câu 5 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Câu nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?
A) Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.
B) Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
C) Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của thời Trần.
D) Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.
Hướng dẫn trả lời:
⇒ Đáp án: D) Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.
Câu 6 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Phân tích vẻ đẹp của “trang nam nhi” cùng hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ Tỏ lòng
Hướng dẫn trả lời:
– Tấm lòng yêu nước cùng tinh thần trách nhiệm:
- Giải thích ý nghĩa của hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của đấng nam nhi thời Trần.
- Tư thế và tầm vóc nam nhi → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động để chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua
– Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần
- “tam quân”- Sức mạnh và cách tổ chức của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh so sánh cường điệu giúp làm nổi bật nên sức mạnh thể chất và tinh thần của trang nam tử.
Câu 7 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
“Nợ công danh” nghĩa là gì? Em hãy nêu ý nghĩa tích cực của quan niệm này ở trong thời Trần và đối với giới trẻ ngày nay.
Hướng dẫn trả lời:
“Nợ” công danh mà tác giả nhắc tới trong bài thơ có thể được hiểu theo cả hai nghĩa. ” Nợ công danh” chính là món nợ mà người nam nhi luôn muốn trả hết cho cuộc đời. Đã là nam nhi ai cũng muốn cố gắng để thành đạt, để có sự nghiệp, lập danh để lại tiếng thơm muôn đời cho bản thân mình không phí hoài, không còn nuối tiếc, để cuộc đời thêm ý nghĩa, để cống hiến hết mình vì dân vì nước.
Câu 8 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Em hiểu thế nào về câu văn “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.”?
Hướng dẫn trả lời:
Từ “thẹn” ở đây có thể hiểu là vì chưa bằng được Vũ Hầu, chưa trả xong nợ nước, lại thêm khát vọng được phụng sự nhà cho nhà Trần tới hết đời. Chính vì thế tác giả cảm thấy hổ thẹn xấu hổ với chính bản thân mình. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lý tưởng, khát vọng của tác giả – Một con dân thời Trần.
Câu 9 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Trong hai câu cuối của bài thơ, lý tưởng và khát vọng của chủ thể trữ tình đã được thể hiện như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
– Chí “nam nhi”: “Công danh trái” là món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp chính là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là cần phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm dời sau, cho dân cho nước.
– Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, chí làm trai trở thành lý tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.
– “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Tác giả tự cảm thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh bởi vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. Đó là cái tâm chân thành, trong sáng của người anh hùng. Đó chính là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến trong tác phẩm Thu Vịnh:
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Câu 10 | Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 Cánh diều
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 dòng) miêu tả về hình ảnh “trang nam nhi” với “hào khí Đông A” (hào khí thời Trần) ở trong bài thơ Tỏ lòng.
Hướng dẫn trả lời:
Bài viết tham khảo 1:
Bài viết tham khảo 2:
Bài viết tham khảo 3:
Trên đây là bài viết BUTBI hướng dẫn chi tiết Soạn bài Tự đánh giá Tỏ lòng trang 59 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Các bạn học sinh hãy tham khảo kỹ và chuẩn bị cho bài soạn văn sắp tới thật tốt nhé!